(Baothanhhoa.vn) - Đình Chánh tọa lạc ở thôn 4 (nay là thôn Vĩnh Trị 2), xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa). Nơi đây, vừa là nơi thờ Thành Hoàng làng vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Đình có vị trí đắc địa trên bến dưới thuyền dọc theo đê Tả sông Mã, nằm trong hệ thống các di tích lịch sử ở vùng đất địa linh nhân kiệt xã Hoằng Quang. Tuy nhiên, nhiều năm nay ngôi đình này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào nhưng mới được đầu tư trùng tu, tôn tạo một phần.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần sớm trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Chánh

Đình Chánh tọa lạc ở thôn 4 (nay là thôn Vĩnh Trị 2), xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa). Nơi đây, vừa là nơi thờ Thành Hoàng làng vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương. Đình có vị trí đắc địa trên bến dưới thuyền dọc theo đê Tả sông Mã, nằm trong hệ thống các di tích lịch sử ở vùng đất địa linh nhân kiệt xã Hoằng Quang. Tuy nhiên, nhiều năm nay ngôi đình này đang bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào nhưng mới được đầu tư trùng tu, tôn tạo một phần.

Cần sớm trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Chánh

Đình Chánh được xây dựng từ khi lập làng Vĩnh Trị từ thế kỉ XVII (năm 1848 thời vua Tự Đức)

Đình Chánh thờ Đức Thành Hoàng làng Vĩnh Trị, người có công khai dân lập ấp tạo nên làng Vĩnh Trị ngày nay. Theo đánh giá của Cục di sản văn hóa, đình được xây dựng khi lập làng từ thế kỉ XVII (năm 1848 thời vua Tự Đức). Kiến trúc ban đầu của đình là Tiền Nhất – Hậu Đinh. Tiền tế được xây dựng thời Cảnh Hưng (vua Khải Định). Đình được xây dựng với kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm nét văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.

Cần sớm trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Chánh

Đình chánh có nhiều nét chạm khắc hình rồng trong vân mây rất tinh xảo.

Ngôi đình có cấu trúc gồm 5 gian tiền tế, 3 gian trung đường và 3 gian hậu cung. Bên trong đình có 6 vì kèo với 12 cột cái và 12 cột quân. Đình Chánh là một công trình văn hóa độc đáo với nghệ thuật kiến trúc, trang trí, hội tụ nhiều mảng điêu khắc phong phú và sinh động. Trên các vì kèo có chạm khắc hình rồng trong vân mây rất tinh xảo. Cũng bởi những nét cổ và đặc sắc của mình, năm 2010 đình Chánh đã được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Từ khi thành lập làng đến nay, hằng năm, người dân làng Vĩnh Trị đều tổ chức lễ hội thành Hoàng làng (lễ hội Kỳ Phúc) vào ngày 10-3 âm lịch ngay tại đình Chánh.

Cần sớm trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Chánh

Năm 2010 đình Chánh đã được UBND tỉnh công nhận là công trình kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, tác động của môi trường xung quanh, đến nay đình Chánh đã xuống cấp nghiêm trọng: Mùa mưa nước ngập vào nền nhà, làm võng nền; tường trát vôi lở loét, bong tróc nhiều chỗ; mái bị dột nặng, nhiều phần gỗ bị mục nát có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào… Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự an toàn trong hoạt động tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân địa phương và làm mất mĩ quan của di tích.

Cần sớm trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Chánh

Đã có nhiều phần kiến trúc độc đáo bị hư hại nghiêm trọng, không thể khắc phục.

Ông Nguyên Khắc Cả, Phó chủ tịch UBND xã Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) cho biết: Đình làng là một biểu tượng văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã người Việt. Vì vậy, việc gìn giữ giá trị văn hóa đình làng cũng chính là để kế thừa, phát huy dòng chảy văn hóa dân tộc.

Cần sớm trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Chánh

Đình Chánh mới tháo dở được phần hậu cung để tôn nền, sửa chữa và trùng tu lại; phần tiền tế và trung đường của ngôi đình vẫn phải “chờ” vì chưa có kinh phí.

Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của đình làng Vĩnh Trị, ngày 29-3-2016, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có quyết định số 235/UBND-NV về việc trùng tu, tôn tạo lại đình Chánh. Tuy nhiên, mãi đến tận đầu tháng 2-2019, với sự đóng góp của người dân trong xã, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, đình Chánh mới tháo dở được phần hậu cung để tôn nền, sửa chữa và trùng tu lại; phần tiền tế và trung đường của ngôi đình vẫn phải “chờ” vì chưa có kinh phí.

Nguyễn Trường


Nguyễn Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]