(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang tích cực triển khai ứng phó với cơn bão số 4

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các địa phương, đơn vị tích cực triển khai ứng phó với cơn bão số 4

Hiện nay, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang tích cực triển khai ứng phó với cơn bão số 4

Tàu thuyền của ngư dân huyện Hậu Lộc tránh trú tại bến neo đậu Y Vích, xã Hải Lộc.

Hồi 16 giờ ngày 16 - 8, vị trí tâm bão số 4 chỉ còn cách bờ biển Thanh Hóa 170km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 - 10, giật cấp 12. Dự báo trong 24 giờ tiếp đó, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km; từ đêm 16, rạng sáng 17 - 8, vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An.

Xác định đây là cơn bão mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến Thanh Hóa nên trong những ngày qua, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN), các sở, ngành của tỉnh đã có nhiều văn bản, công điện chỉ đạo công tác triển khai ứng phó. Các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã có sự chủ động triển khai nhiều giải pháp an toàn cho người và tài sản, bảo vệ sản xuất… nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra.

Nga Sơn - địa phương của Thanh Hóa được dự báo là gần tâm bão nhất cũng đã triển khai các giải pháp ứng phó ngay từ những ngày 12 và 13 - 8. Cùng với 2 công điện khẩn và nhiều văn bản chỉ đạo trong những ngày qua, chiều 16 - 8, UBND huyện đồng bằng ven biển này đã triệu tập cuộc họp khẩn để nắm tình hình, triển khai, chỉ đạo các phòng ban, các xã, thị trấn nhanh chóng hoàn thành công tác ứng phó với từng phương án cụ thể, sát thực tế. Thời điểm chiều 16 - 8, 2 phương tiện tàu thuyền cuối cùng trong tổng số 228 phương tiện của huyện cũng đang vào nơi trú ẩn an toàn. Với hơn 6.100 ha lúa và các loại cây trồng nông nghiệp đang trong thời kỳ sinh trưởng, huyện đã chỉ đạo Chi nhánh Thủy lợi Nga Sơn chủ động tiêu nước đệm ở các vùng sâu trũng; nhân dân các xã và các đơn vị liên quan cũng tổ chức nạo vét các kênh tiêu, làm thủy lợi nội đồng, rỡ bỏ vật cản… nhằm tiêu thoát nước tốt nhất khi có mưa lũ.

Người nuôi trồng thủy sản xã Nga Thủy thu hoạch thủy sản trước bão.

Tại xã Nga Tiến, 70 phương tiện nghề cá đã vào khu vực cống Mộng Giường tránh bão. HTX Dịch vụ nông nghiệp của xã cũng được chỉ đạo tháo cống tiêu nước đệm nhằm bảo vệ mùa màng, các đầm thủy sản. Ông Vũ Huy Quang, Chủ tịch UBND xã Nga Tiến, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, của huyện, xã chúng tôi rất nghiêm túc trong việc triển khai các giải pháp phòng tránh bão. Sáng 16 - 8, cán bộ xã đã ra các vùng triều để thông báo và vận động người nuôi trồng thủy sản không ở lại chòi canh trước thời điểm bão đổ bộ. Xã vùng cửa sông Nga Thủy với diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ lên tới 80 ha, nhưng chính quyền xã đã vận động người dân chủ động thu hoạch được 90% sản lượng trong các ngày 15 và 16 - 7. Ông Mai Văn Tăng, chủ của 2 ha nuôi tôm công nghiệp tại Cồn Bãi thuộc thôn 10 của xã chia sẻ: Mấy ngày nay, người nuôi trồng thủy sản ở đây được xã tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh và đến trực tiếp vận động nên chúng tôi chủ động thu hoạch thủy sản, cũng như di dời khỏi đầm vào chiều tối 16 - 8.

Vùng biển Hậu Lộc vào chiều muộn cùng ngày, những cơn sóng bắt đầu dồn dập, mưa nặng hạt trắng xóa cả trời. Trên vùng biển ven bờ của các xã trở nên vắng bóng tàu thuyền so với ngày thường bởi tất cả đã được hướng dẫn vào tránh trú tại bờ kè Y Bích (xã Hải Lộc) và Cảng cá Hòa Lộc. Ngoại trừ một số phương tiện đậu quá sát bờ nên bị mắc cạn, nhưng theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, chỉ cần chờ nước lên, những phương tiện cuối cùng này sẽ được đưa vào sâu trong phía sông Lạch Trường tránh trú. “Chúng tôi đã kêu gọi và đến vận động tại các gia đình có nhà tạm bợ, không kiên cố, tối nay (16 - 8), lực lượng phòng chống thiên tai của xã sẽ đưa hơn 100 gia đình với gần 300 nhân khẩu đến những nhà kiên cố trong xã để tránh trú bão. Xã cũng đã triển khai 2 phương án di dân với hàng trăm hộ sinh sống sát mép nước và sẵn sàng chờ lệnh” - Ông Ngữ chia sẻ. Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hậu Lộc, toàn huyện có 749 tàu thuyền với hơn 4.100 lao động thường xuyên khai thác hải sản trên biển, nhưng đến chiều 16 - 8, 100% phương tiện đã vào nơi tránh trú an toàn. Các ngư dân, chủ tàu thuyền cũng đã được vận động phải rời phương tiện trước 17 giờ ngày 16 - 8 để bảo đảm an toàn. Huyện đã cho dừng tất cả các cuộc họp và hoạt động chưa quan trọng khác để dồn lực chống bão.

Huyện Tĩnh Gia chỉ đạo các địa phương kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú bão, bảo đảm an toàn cho ngư dân và tài sản. Chủ động các biện pháp giảm thiểu thiệt hại đối với diện tích nuôi cá lồng tại một số xã. Đối với các hộ dân gần mép nước, các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng phương án di dân khi có lệnh. Ngoài ra, các đơn vị thủy nông trên địa bàn đang chủ động tiêu nước đệm cho những diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng trũng thấp. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra các công trình, các điểm xung yếu để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Tại huyện Nông Cống, ngay từ sáng 16-8, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 4 tại các xã, thị trấn, nhất là những xã ở vùng ngoại đê, khu vực trũng thấp, khu vực dân cư sống gần đê sông Yên. Lực lượng quân đội và công an huyện đã điều động cán bộ, sỹ quan ứng trực sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh điều động; đồng thời, phân công lực lượng xuống các xã, thị trấn phối hợp với cùng lực lượng tại chỗ làm nhiệm vụ di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Theo đó, khi lũ trên sông Yên lên mức báo động II sẽ di dân đến khu vực núi Cấm, núi Sắm, các trường học và trụ sở UBND các xã. Huyện cũng đã triển khai các phương án bảo vệ công trình đê, kè, cống xung yếu, các công trình đang thi công; bảo vệ các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đồng thời, chỉ đạo, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, kho tàng, trường học, trang trại.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Thọ Xuân đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chuẩn bị phương án sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, rà soát hệ thống đê, kè, cống, nhất là những khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố dọc tuyến sông Chu, sông Cầu Chày để có biện pháp ứng phó kịp thời. Xây dựng phương án huy động lực lượng tại chỗ tham gia ứng cứu người và tài sản của nhân dân khi có sự cố do bão, lũ gây ra.

Tại huyện miền núi Lang Chánh, UBND huyện đã ban hành công điện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị, thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn; kịp thời di dời các hộ dân nằm trong các khu vực nói trên tới nơi an toàn trước khi bão đổ bộ. Theo thống kê của huyện Lang Chánh, toàn huyện hiện có 212 thôn, bản, khu dân cư nằm trong các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Trong hai ngày 15 và 16-8, huyện Lang Chánh đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra, nắm tình hình phòng chống lụt bão tại hai xã Yên Khương và Yên Thắng, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn các công trình hồ, đập thủy lợi, hạ lưu hồ chứa nước của các xã, thị trấn và đơn vị có liên quan.

UBND huyện Bá Thước đã chỉ đạo các xã, thị trấn khẩn trương triển các phương án, chuẩn bị, ứng phó trên địa bàn; trong đó, công tác bảo đảm an toàn cho các hồ, đập, công trình thủy lợi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Huyện đã chỉ đạo các xã liên tục cập nhật tình hình mưa lũ, tính toán phương án vận hành liên hồ chứa phù hợp. Đối với các ao, hồ nuôi trồng thủy sản, trước 18h ngày 16-8, các xã, thị trấn đã kiên quyết không để người dân ở trên các thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi. Đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ ống lũ quét, huyện đã bố trí, hỗ trợ tái định cư 45 hộ dân bị sạt lở đất do thiên tai, phải di dời khẩn cấp trên địa bàn các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao.

Huyện Quan Hóa thực hiện rà soát các điểm dân cư có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, các hồ đập; đồng thời, chỉ đạo các xã Nam Tiến, Thanh Xuân, Thành Sơn, Hiền Kiệt bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát người và phương tiện qua lại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, khu vực thường bị ngập và các ngầm, tràn qua sông, suối; bố trí lực lượng trực 24/24 theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm thông tin liên lạc để chỉ đạo ứng phó kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra...

Hiện nay, phần lớn hồ chứa nhỏ trên địa bàn tỉnh đã đầy nước, nhiều công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao khi có mưa lớn xảy ra. Để bảo đảm an toàn các công tŕnh thủy lợi, nhất là hồ chứa và pḥòng, chống ngập úng, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra, các đơn vị, địa phương và các Công ty TNHH một thành viên khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện phương án bảo đảm an toàn, vận hành công trình thuỷ lợi phù hợp, kịp thời. Thực hiện vận hành các công trình thuỷ lợi tiêu nước đệm trong các hệ thống kênh mương, nhất là ở các khu vực có các diện tích lúa còn thấp cây; vận hành tối đa các công trình khi có ngập lụt, úng.

Hồ Cửa Đạt thực hiện xả lũ với lưu lượng 1.000 m3/s.

Cùng với đó, tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các công trình hồ, đập, kịp thời phát hiện những hư hỏng, khẩn trương huy động mọi nguồn lực để khắc phục. Đối với các hồ chứa nước có tràn xả sâu, như: Cửa Đạt, Sông Mực, Yên Mỹ, Đồng Chùa, trên cơ sở tính toán đã chủ động vận hành xả lũ hạ thấp mực nước hồ chứa về mực nước đón lũ theo quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa bảo đảm an toàn công trình và không xả lũ bất thường làm ảnh hưởng đến vùng hạ du hồ chứa nước. Đối với các hồ chứa đang đầy nước, hồ chứa xung yếu, hồ chứa đang thi công các đơn vị đã thực hiện rà soát, bổ sung đầy đủ vật tư phòng, chống lụt bão cho từng công trình, có phương án mở rộng tràn xả lũ khi cần thiết.


Nhóm PV Thời sự

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]