Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới bão số 9 tiếp tục mạnh dần lên cấp 8 – 9, gió giật cấp 12 và đang di chuyển theo hướng Tây Tây Nam vào khu vực Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ, vùng ảnh hưởng có thể mở rộng do cường độ và hướng đi của bão bị tác động bởi khối không khí lạnh đang tràn xuống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bão số 9: Những địa phương khả năng xuất hiện lũ và sạt lở

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới bão số 9 tiếp tục mạnh dần lên cấp 8 – 9, gió giật cấp 12 và đang di chuyển theo hướng Tây Tây Nam vào khu vực Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ, vùng ảnh hưởng có thể mở rộng do cường độ và hướng đi của bão bị tác động bởi khối không khí lạnh đang tràn xuống.

Kết hợp với không khí lạnh, từ ngày 24-26/11, có mưa rất lớn từ khu vực Đà Nẵng - Bình Thuận - Nam Tây Nguyên, với lượng mưa trung bình dự kiến 300-500mm, có nơi trên 600mm.

Tất cả các vùng núi đều có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Các vùng đô thị, vùng trũng ven sông có nguy cơ ngập lụt cao. Tại Nam Trung Bộ, thủy triều đang ở mức cao. Đỉnh triều rơi vào khoảng 20-23h. Cơn bão số 9 được dự báo đổ bộ vào bờ lúc rạng sáng, do đó, thời gian đỉnh triều vào đêm hôm trước đến khi bão vào lúc sáng sớm sẽ gây nguy cơ ngập lụt cao nửa đêm và sáng ở các khu vực ven biển.

Trong Hội thảo trực tuyến về công tác dự báo phục vụ cơn bão số 9 năm 2018 diễn ra vào đêm 22/11, ông Phùng Tiến Dũng – Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 9 và không khí lạnh, tại khu vực Quảng Trị cho đến Bình Thuận và Tây Nguyên khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với lượng mưa từ 250 – 550mm có nơi lên đến 600mm.

“Lũ tại các sông từ Quảng Trị cho đến Quảng Nam sẽ lên mức báo động 1 và 2, tại các sông ở Quảng Ngãi đến Bình Thuận và Nam Tây Nguyên lên mức báo động 2 – 3 có nơi trên báo động 3 đối với các sông nhỏ và sông nhánh, tuy nhiên cần hết sức chú ý đến lũ cục bộ ở miền Đông Nam Bộ. Sau khi bão đi sâu vào đất liền sẽ ảnh hưởng đến mưa ở khu vực Đông Nam Bộ, ngày 24 đến 25/11 sẽ là đợt triều cường cao nhất ở Nam Bộ do vậy mưa lớn kết hợp triều cường sẽ có khả năng ngập trên diện rộng ở vùng hạ lưu sông Cửu Long”, ông Dũng cho hay.

Ông Phùng Tiến Dũng – Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) khuyến cáo người dân: “Khi lũ xảy ra, người dân nên di chuyển lên vùng đất cao và chuẩn bị đồ đạc thiết yếu cho công việc phòng tránh lũ. Khi bão cập bờ sẽ có mưa lớn rất dễ có lũ và sạt lở đất nên người dân cần hết sức đề phòng trước tình huống mưa lũ cực đoan này để có phương pháp phòng tránh và tuân thủ mọi hướng dẫn của các cơ quan phòng tránh thiên tai ở địa phương”.

Trong khi đó, nói về nguy cơ và khả năng sạt lở ở các khu vực ảnh hưởng của bão 9 tại Hội thảo, ông Trịnh Xuân Hòa - Phó viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết: “Ở khu vực các tỉnh như Đăk Nông và Lâm Đồng có các hồ chứa khoáng sản trong thời gian trở lại đây có thông tin đất yếu, nguy cơ sạt lở là rất cao.

Tại các tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa, Quy Nhơn (Bình Định), Bà Rịa – Vũng Tàu cảnh báo nguy cơ sạt lở rất cao do có biến đổi địa hình đặc biệt tác động của con người ở các nơi gần núi và khu vực có địa hình xấu”.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 24-27/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên khả năng ở mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận ở mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2./.

Theo VOV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]