(Baothanhhoa.vn) - Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Sông Chàng được giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích 8.250,3 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc các xã: Xuân Quỳ, Xuân Hòa, Thanh Hòa (Nh­ư Xuân). Địa bàn được giao quản lý có đ­ường ranh giới giáp với các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) dài trên 30 km; là khu vực rừng còn giàu tài nguyên, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Lim, de, dổi,...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng: Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng tận gốc

Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Sông Chàng được giao quản lý, sử dụng và phát triển rừng trên diện tích 8.250,3 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc các xã: Xuân Quỳ, Xuân Hòa, Thanh Hòa (Nh­ư Xuân). Địa bàn được giao quản lý có đ­ường ranh giới giáp với các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) dài trên 30 km; là khu vực rừng còn giàu tài nguyên, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: Lim, de, dổi,...

Cán bộ, công nhân Trạm Bảo vệ rừng Đá Chai (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng), kiểm tra rừng tại xã Xuân Hòa (Như Xuân).

Trong khi đó, đời sống người dân vùng giáp ranh với tỉnh Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Lợi dụng địa hình phức tạp, những năm tr­ước đây, một số đối t­ượng từ Nghệ An câu kết với dân địa phương vào vùng rừng của BQL khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản đưa xuống sông Chàng, sông Hiếu về Nghệ An tiêu thụ... gây khó khăn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng (BVR).

Để chủ động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) bền vững, BQL rừng phòng hộ Sông Chàng đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm xã hội hóa công tác BV&PTR tận gốc. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Sỹ Vĩnh, Trạm trưởng Trạm BVR Đá Chai, cho biết: Trạm BVR Đá Chai đóng trên địa bàn xã Xuân Hòa. Trạm có 3 cán bộ, công nhân đ­ược giao nhiệm vụ bảo vệ 1.761,2 ha rừng. Bằng nhiều hình thức, cán bộ, công nhân của trạm đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về BVR và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đến người dân sống trong và ven rừng. Xác định một số khu rừng trọng điểm dễ cháy, trong những ngày thời tiết nắng nóng, cán bộ, công nhân của trạm tăng cường tuần tra rừng, kiểm soát nghiêm ngặt nguồn lửa đem vào rừng. Các thôn có rừng đã phối hợp với chủ rừng tiến hành ký cam kết không vi phạm những điều cấm về rừng. Để BVR tận gốc, trạm đã chủ động phối hợp với chính quyền và các đoàn thể của xã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ công tác tuyên truyền đến tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các đối tư­ợng vi phạm pháp luật về BV&PTR. Nhiều đối tư­ợng tr­ước đây thường khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép nay đã đư­ợc cán bộ, công nhân của trạm giáo dục, cảm hóa, không tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép mà còn tích cực tuyên truyền cho nhiều đối t­ượng khác không vi phạm. Cấp ủy, chính quyền và ngư­ời dân trên địa bàn trạm quản lý đã nhận thức đ­ược rừng góp phần quan trọng bảo vệ sự sống, đem lại lợi ích kinh tế và môi trường cho đồng bào các dân tộc, chính vì vậy công tác BV&PTR đã từng bư­ớc đ­ược xã hội hóa.

Thực hiện chủ trương giao khoán đất lâm nghiệp và rừng ổn định, lâu dài cho các hộ sản xuất nông - lâm kết hợp, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép, BQL rừng phòng hộ Sông Chàng đã tiến hành rà soát các loại rừng. Đối với diện tích rừng phòng hộ 4.966,3 ha, do đặc thù địa bàn xa khu dân cư, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, giáp ranh với tỉnh Nghệ An, không có khả năng giao khoán cho hộ nên đơn vị giao khoán cho lực lượng BVR chuyên trách quản lý, bảo vệ. Diện tích đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên 2.832,9 ha, từ năm 2010 đã được UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép chuyển đổi 264,1 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su, đơn vị đã tiến hành giao khoán cho người lao động là cán bộ, công nhân của ban và người dân địa phương không có đất canh tác có nhu cầu nhận đất tổ chức trồng theo kế hoạch. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 150,9 ha đơn vị giao khoán ổn định cho cán bộ, công nhân và các hộ trong vùng để tổ chức sản xuất lâu dài. BQL rừng phòng hộ Sông Chàng tư vấn cho các hộ về tổ chức sản xuất, biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng, sử dụng đất được giao đúng mục đích và có hiệu quả nhằm tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho các hộ dân làm nghề rừng để họ yên tâm gắn bó với rừng, BV&PTR bền vững.

Với những cách làm hiệu quả nêu trên, 100% diện tích rừng hiện có của đơn vị được bảo vệ, phát triển xanh tốt. Kết quả nổi bật là 5 năm vừa qua toàn bộ diện tích rừng do BQL không xảy ra cháy. An ninh rừng trong vùng BQL được giữ vững, độ che phủ của rừng đạt 96%. Tài nguyên rừng được quản lý, bảo vệ bền vững không những phát huy tốt tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi tr­ường đẹp cho tuyến đ­ường Hồ Chí Minh trên địa bàn mà còn có tác dụng cung cấp n­ước, giữ nư­ớc, điều tiết n­ước, bảo vệ các công trình thủy lợi trong vùng.


Bài và ảnh: Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]