(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 22 năm huyện Quan Sơn được “khai sinh” trên cơ sở chia tách từ huyện Quan Hóa cũ. Ngày đó, vùng đất nơi thượng nguồn sông Lò nằm trong “vùng trũng” về đói nghèo của tỉnh Thanh. “Cái đói, cái nghèo”, gắn liền với tên bản, tên mường và hiện hữu trong từng ngôi nhà. Từ việc nhận diện nguyên nhân đói nghèo, huyện Quan Sơn đã có những cách làm riêng để câu chuyện giảm nghèo lan tỏa đến từng người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn

Bài 2: Xóa bỏ tư tưởng, tập quán canh tác lạc hậu, “chìa khóa” thoát nghèo

Cách đây 22 năm huyện Quan Sơn được “khai sinh” trên cơ sở chia tách từ huyện Quan Hóa cũ. Ngày đó, vùng đất nơi thượng nguồn sông Lò nằm trong “vùng trũng” về đói nghèo của tỉnh Thanh. “Cái đói, cái nghèo”, gắn liền với tên bản, tên mường và hiện hữu trong từng ngôi nhà. Từ việc nhận diện nguyên nhân đói nghèo, huyện Quan Sơn đã có những cách làm riêng để câu chuyện giảm nghèo lan tỏa đến từng người dân.

Tin liên quan:
  • Bài 2: Xóa bỏ tư tưởng, tập quán canh tác lạc hậu, “chìa khóa” thoát nghèo
    Bài 1: Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

    Đã qua rồi cái thời người dân huyện vùng biên Quan Sơn tranh nhau vào danh sách “biên chế” hộ nghèo. Cuộc sống mới, tư tưởng mới nên việc “cố thủ” ở lại hộ nghèo là đồng nghĩa coi thường lòng tự trọng và sự không đồng tình của cộng đồng. Bởi vậy, nhiều đồng bào dân tộc nơi thượng nguồn sông Lò đã viết đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Câu chữ bình dị trong mỗi lá đơn cũng là mỗi hoàn cảnh riêng, song tựu chung là ý thức tự vươn lên thoát “bóng ma” đói nghèo.

  • Bài 2: Xóa bỏ tư tưởng, tập quán canh tác lạc hậu, “chìa khóa” thoát nghèo
    Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 2 - Xóa bỏ tư tưởng, tập quán canh tác lạc hậu, “chìa khóa” thoát nghèo

    Cách đây 22 năm huyện Quan Sơn được “khai sinh” trên cơ sở chia tách từ huyện Quan Hóa cũ. Ngày đó, vùng đất nơi thượng nguồn sông Lò nằm trong “vùng trũng” về đói nghèo của tỉnh Thanh. “Cái đói, cái nghèo”, gắn liền với tên bản, tên mường và hiện hữu trong từng ngôi nhà. Từ việc nhận diện nguyên nhân đói nghèo, huyên Quan Sơn đã có những cách làm riêng để câu chuyện giảm nghèo lan tỏa đến từng người dân.

Bài 2: Xóa bỏ tư tưởng, tập quán canh tác lạc hậu, “chìa khóa” thoát nghèo

Diện mạo nông thôn mới ở bản Hát, xã Tam Lư. Ảnh: Trần Thanh

Cách đây hơn 2 năm trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Bí thư Huyện ủy Quan Sơn cứ nhắc đi nhắc lại với tôi câu chuyện giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Những ngày đầu mới tách ra từ huyện Quan Hóa cũ theo Nghị định 72/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, huyện Quan Sơn đối diện với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Từ cái trụ sở làm việc của huyện phải mượn tạm nhà dân, đến chỗ ăn, ở của cán bộ được điều động về công tác cũng trong cảnh tạm bợ. Chưa hết, hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, điện không có, giao thông chỉ có tuyến Quốc lộ 217 được trải nhựa. Hệ thống trường học, trạm y tế, nhà văn hóa thôn chủ yếu là tranh tre tạm bợ. Đi liền với trình độ dân trí thấp là tư tưởng, thói quen sinh hoạt lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống người dân. Trăn trở nhất vẫn là số hộ đói chiếm gần 21% dân số, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện ở mức cao, hơn 42%. Vì thế, giải bài toán xóa đói, giảm nghèo luôn là nhiệm vụ đặt ra với cấp ủy, chính quyền huyện Quan Sơn. Trong câu chuyện với chúng tôi hôm nay, đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến phấn khởi chia sẻ: “Thời điểm đặt dấu mốc cho bước chuyển trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở vùng đất này bắt đầu vào năm 2017. Sau khi khảo sát thực tế ở 94 bản thì chúng tôi xác định được những yếu tố trở thành lực cản dẫn đến đói nghèo của đồng bào, đó là tư tưởng, thói quen sinh hoạt lạc hậu đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống. Những yếu tố đó được chúng tôi nhận diện bằng 12 biểu hiện của tư tưởng, tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu”. Thêm vào câu chuyện, ông Lữ Thanh Hiệng, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, kể: Bản thân tôi là người dân tộc Thái ở bản Hiết, xã Sơn Thủy. Cái đói, cái nghèo bắt nguồn từ chính những tập tục lạc hậu trong đời sống của đồng bào. Ngày xưa, hễ trong gia đình ai có việc dứt khoát phải mổ trâu, mổ bò, mổ lợn linh đình để cả bản, cả họ cùng ăn uống và kéo dài nhiều ngày. Nhất là đám hiếu, kéo dài vài ba ngày, mổ ba, bốn con trâu, bò là chuyện thường. Nhà không có điều kiện về kinh tế thì phải đi vay, đi mượn anh em, họ hàng. Kinh tế kiệt quệ cũng vì thế! Cách đây 2 năm tôi tổ chức đám cưới cho cậu con trai chỉ gọn nhẹ trong một buổi, chủ yếu anh em trong gia đình tham dự. Tổ chức gọn nhẹ, vừa vui, vừa đỡ tốn kém về thời gian và tiền bạc!

Từ thực tiễn ở cơ sở và để có “kim chỉ nam” cho các hoạt động giảm nghèo, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn đã ban hành 2 nghị quyết, gồm: Nghị quyết số 07-NQ/HU về “Tăng cường công tác tư tưởng, nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác, thói quen lạc hậu trong nhân dân; phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá”, Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu của đảng viên ở cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững”. Để các nghị quyết đi vào cuộc sống và tác động thực sự đến cuộc sống của từng hộ dân, Huyện ủy Quan Sơn đã xây dựng triển khai xây dựng mô hình cán bộ, công chức từ huyện đến xã “cắm cơ sở”, gọi tắt là mô hình “3+1”. Mỗi tháng cán bộ, công chức trong huyện dành 3 tuần làm việc tại cơ quan, đơn vị và dành 1 tuần xuống các thôn, bản để nắm tình hình, hướng dẫn các cấp ủy đảng cơ sở triển khai các nghị quyết, chỉ thị của các cấp đi vào cuộc sống. Đồng thời, cùng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hệ thống chính trị. Tương tự tại mỗi chi bộ bản thành lập các tổ đảng viên để phụ trách hộ nghèo. Có nghĩa rằng, hộ nghèo cần gì các đảng viên bàn bạc với cấp ủy để có phương cách tác động phù hợp, theo phương châm cần gì giúp đấy. Nếu hộ dân đó nghèo do không có đất sản xuất thì đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ đất sản xuất. Hoặc thiếu vốn làm ăn thì kết nối với các chi hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh để hướng dẫn thủ tục vay để người dân được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách...

Bản Hát là một trong những bản về đích nông thôn mới đầu tiên của xã Tam Lư. Từ trung tâm huyện đến xã khoảng hơn 10 km nhưng chúng tôi phải mất hơn 1 giờ di chuyển qua những cung đường đèo dốc, với nhiều khúc cua tay áo mới đến nơi. Dáng người khỏe khoắn, nụ cười tươi rói, bí thư chi bộ, trưởng bản Hà Ngọc Toan, niềm nở đón chúng tôi. Bản Hát có 104 hộ dân, với hơn 500 nhân khẩu, gần 100% là đồng bào Thái. Với chất giọng lơ lớ, ông Toan kể cho chúng tôi nghe về cái đói, cái nghèo của bản: “Vào thời điểm năm 1997, cả bản có 82 hộ dân thì có đến 60 hộ nghèo. Tháng ba, ngày tám một bộ phận nhân dân thiếu lương thực. Những năm gần đây, công tác xóa đói giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Vì thế, hộ nghèo của bản ta giảm đáng kể. Nếu vào năm 2016 trong bản còn 25 hộ nghèo, thì nay giảm xuống chỉ còn 5 hộ nghèo”. Có được kết quả trên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ cây, con giống của Nhà nước được triển khai kịp thời đến người dân, còn là vai trò của cấp ủy, cán bộ, đảng viên trong việc giúp đỡ hộ nghèo. Chi bộ bản Hát có 31 đảng viên, được chia thành 5 tổ để phụ trách giúp đỡ 25 hộ nghèo. Tất cả đảng viên được giao giúp đỡ hộ nghèo đều phải thực hiện báo cáo trước chi bộ trong cuộc họp chi bộ hàng tháng. Điều này giúp các đảng viên có trách nhiệm hơn, đồng thời cũng giúp cả chi bộ giám sát việc làm của cá nhân mỗi đảng viên tốt hơn.

Gia đình anh Lữ Văn Chưng từng nhiều năm nằm trong danh sách hộ nghèo. Ngồi trong ngôi nhà sàn kiên cố, anh Chưng không giấu được niềm phấn khởi. Bởi chỉ cách đây hơn 5 năm, gia đình sống trong ngôi nhà tranh tre tạm bợ. Không biết chữ, lại lập gia đình và sinh con sớm nên cuộc sống của gia đình Chưng cứ quay quắt trong nghèo khó. Chia sẻ với chúng tôi, anh Chưng vui vẻ nói: “Được Nhà nước hỗ trợ cho con bò giống và ngân hàng chính sách tạo điều kiện vay vốn 65 triệu đồng tôi mừng lắm. Lại được sự giúp đỡ của ông bí thư chi bộ và các đảng viên vợ chồng tôi đã biết cách chăn nuôi bò, vào rừng trồng luồng, trồng vầu để có thu nhập. Đàn bò của nhà ta giờ đã sinh sản được 4 con, rồi mỗi tháng đi làm nan ở xưởng, khai thác nứa, vầu cũng được hơn 6 triệu đồng, đủ tiền chi phí và nuôi các con ăn học. Không còn nghèo như trước, nhà cửa cũng đã đẹp, có xe máy để đi rồi nên khi họp bản nhà ta giơ tay xin ra khỏi hộ nghèo”.

Quan Sơn là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa, có trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đáng mừng là từ việc tuyên truyền và triển khai thực hiện chính sách dân tộc đã làm thay đổi tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cũng như tập quán canh tác lạc hậu của nhân dân. Giai đoạn 2014-2019, từ hơn 779 tỷ đồng nguồn vốn của các chương trình, dự án huyện đã xây dựng được 279 công trình xây dựng cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, cơ bản huyện không còn hộ đói, hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 5-6%. Nếu như năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của huyện chiếm 41,87%, đến cuối năm 2018, giảm xuống còn 17,95%. Đáng chú ý là tỷ lệ hộ nghèo ở nhiều xã giảm mạnh trên 10%, điển hình như các xã: Trung Xuân, Sơn Hà, Sơn Lư, Trung Hạ, Trung Tiến. Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cũng tăng từ 5,65 triệu đồng lên 10,4 triệu đồng; số hộ nghèo ở nhà tạm từ 727 hộ giảm xuống còn 400 hộ.

Đồng bào các dân tộc Quan Sơn giờ no cái bụng, ấm cái áo, nhiều nhà có của ăn của để, mua được xe máy, sắm được ti vi để tiếp nhận thêm những thông tin về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất của đồng bào trong cả nước. Hơn thế nữa, được cán bộ giúp đỡ, hướng dẫn bà con các dân tộc đã từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ những tập quán lạc hậu nên cuộc sống ngày càng tiến bộ, nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]