(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chủ trương bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý để đảm bảo tính đồng bộ trong vận hành, duy tu bảo dưỡng và phát triển mạng lưới điện phục vụ người dân. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay, việc cung cấp dịch vụ điện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh theo mô hình HTX dịch vụ điện năng hay ở các mặt bằng quy hoạch dân cư mới trên địa bàn TP Thanh Hóa vẫn còn nhiều bất cập... nhưng vẫn chưa thể bàn giao về cho ngành điện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bài 1: Dịch vụ nhiều hạn chế, đầu tư thiếu đồng bộ

Thực hiện chủ trương bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý để đảm bảo tính đồng bộ trong vận hành, duy tu bảo dưỡng và phát triển mạng lưới điện phục vụ người dân. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay, việc cung cấp dịch vụ điện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh theo mô hình HTX dịch vụ điện năng hay ở các mặt bằng quy hoạch dân cư mới trên địa bàn TP Thanh Hóa vẫn còn nhiều bất cập... nhưng vẫn chưa thể bàn giao về cho ngành điện.

Bài 1: Dịch vụ nhiều hạn chế, đầu tư thiếu đồng bộ

Nhiều cột điện tại xã Hoằng Hải, huyện Hoằng Hóa dựng tạm bợ bằng tre. Ảnh: Hoài Thu

Thiếu và yếu

Tại xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa), HTX dịch vụ điện năng Hoằng Hải được thành lập năm 2004. Nhiều năm nay, người dân nơi đây đã có đơn đề nghị chuyển giao HTX dịch vụ điện năng cho ngành điện quản lý. Bởi người dân cho rằng, HTX dịch vụ điện năng có nhiều hạn chế, như: Thu các khoản tiền chuyển địa điểm đồng hồ đo điện, lắp đồng hồ đo điện mới hay phạt lỗi vi phạm... quá cao, chưa hợp lý; đồng hồ đo điện không qua kiểm nghiệm của cơ quan chức năng mà tận dụng lại đồng hồ đã qua sử dụng; cắt điện mà không thông báo cho người dân; một số đường điện vẫn dùng cột tre, luồng gây mất an toàn; vào những ngày nắng nóng, điện yếu không đảm bảo cung cấp điện cho người dân sử dụng...

Cũng theo đánh giá của người dân, HTX dịch vụ điện năng Hoằng Hải còn thiếu phương pháp, kỹ năng và nghiệp vụ quản lý chuyên nghiệp; nhân viên kỹ thuật vận hành yếu về năng lực chuyên môn do chưa được đào tạo đầy đủ; HTX chỉ lo việc khai thác tối đa lưới điện sẵn có được hình thành trong quá khứ để hưởng chênh lệch giá điện mà chưa quan tâm đến việc đầu tư cải tạo nâng cấp mạng lưới điện... Từ những tồn tại trên, UBND xã Hoằng Hải đã nhiều lần làm công văn gửi ngành chức năng đề nghị chuyển giao lưới điện cho ngành điện quản lý. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Cùng tình trạng trên, tại xã Xuân Sơn (Thọ Xuân), điện yếu khiến người dân ở nhiều thôn trong xã không đủ điện để sinh hoạt, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, trong khi đó, hóa đơn tiền điện lại cao hơn so với thực tế sử dụng điện... gây nhiều bức xúc.

Chị Lê Thị Hiền, thôn 6, xã Xuân Sơn, cho biết: Gia đình tôi chỉ sử dụng thiết bị tiêu thụ điện thiết yếu như điện thắp sáng, quạt mát, tủ lạnh, tuy nhiên hàng tháng tôi vẫn phải nộp khoảng hơn 500 nghìn đồng tiền điện. Trong khi đó, cùng trong xã, nhưng nhà mẹ đẻ tôi ở thôn khác, sử dụng nhiều thiết bị điện hơn như: Điều hòa, máy giặt, tủ lạnh nhưng hàng tháng cũng chỉ thanh toán hóa đơn tiền điện hơn 400 nghìn đồng. Hóa đơn tiền điện cao, nhưng nhiều hôm điện yếu, không thể nấu cơm, dùng quạt được... điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân chúng tôi.

Người dân nơi đây cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên là do hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp chưa được nâng cấp, đầu tư đồng bộ. Ông Đặng Ngọc Mai, thôn Bột Thượng, xã Xuân Sơn cũng bộc bạch: “Trước tình trạng bất cập, hạn chế trong quản lý, cung cấp dịch vụ điện của HTX điện năng Xuân Sơn, chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn lên cơ quan chức năng đề nghị chuyển giao cho ngành điện để dịch vụ được tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều năm nay, đề nghị của chúng tôi vẫn không được giải quyết. Chúng tôi mong cơ quan chức năng có những giải pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân”.

Tương tự, tại một số mặt bằng quy hoạch khu dân cư mới ở TP Thanh Hóa, người dân đang phải chịu giá điện quá cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, thậm chí để có được điện sinh hoạt, phải tự bỏ tiền ra đầu tư cột, đường dây điện, thậm chí ở các trục đường cũng phải tự lắp bóng thắp sáng...

Giá điện quá cao

Theo Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20-3-2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện của Bộ Công Thương thì giá bán lẻ điện sinh hoạt chỉ từ 1.678 đồng/kWh đến 2.927 đồng/kWh. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua, nhiều mặt bằng (MB) tại TP Thanh Hóa đang phải chịu mức đóng từ 2.400 đến 3.500 đồng/ kWh khiến người dân bức xúc.

Tại MB 8018, phường Quảng Thắng (TP Thanh Hóa), từ nhiều năm nay người dân đang phải trả những khoản tiền điện với giá cao ngất ngưởng. Chị Thúy, một người dân sống tại đây bức xúc cho biết: “Trước khi chúng tôi vào xây dựng nhà ở, phía Ban quản lý MB 8018 đã hứa hẹn sẽ đáp ứng đầy đủ điều kiện về hạ tầng đường sá, điện nước để người dân vào ở. Trong đó, giá dịch vụ về điện, nước sẽ được tính theo quy định của Nhà nước. Nhưng từ nhiều năm nay, không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ gia đình khác đang phải sống trong cảnh thiếu thốn hạ tầng cơ sở, bên cạnh đó lại phải chịu áp mức phí tiền điện giá cao 3.500 đồng/kWh. Thậm chí, để có điện sinh hoạt người dân cũng phải tự bỏ tiền ra đầu tư đường dây, cột điện rồi mua bóng điện để thắp sáng điện đường. Phí điện thắp sáng ngoài đường các hộ dân cũng phải tự chia nhau ra đóng”, chị Thúy nói.

Hóa đơn tiền điện mà Công ty CP Minh Hương (địa chỉ 109 Cao Sơn, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa) gửi xuống chỉ là một mẫu giấy đen trắng có nội dung thông báo số điện, giá điện mà hộ dân phải đóng chứ không phải theo mẫu quy định của Nhà nước.

Theo các hộ dân ở đây, họ đã nhiều lần phản ánh tới Ban quản lý MB 8018 cũng như chính quyền địa phương, kể cả gửi đơn thư. Song, lần nào phản ánh của người dân cũng chỉ nhận được những lời hứa hẹn rồi bỏ đó.

Hay như khu đô thị Bình Minh (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) đến nay sau nhiều năm, đơn vị chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao được hạ tầng lưới điện cho ngành điện quản lý, nhiều năm qua người dân vẫn phải chịu thiệt thòi với giá điện “trên trời”.

Anh Lê Văn H., khu đô thị Bình Minh bức xúc chia sẻ: “Nhiều năm nay người dân ở đây đều phải chịu giá điện ở mức quá cao 2.400 đồng/kWh, đường dây thì lằng nhằng, không đồng bộ, dễ bị chập cháy... Nhiều gia đình ở khu này phải mua ổn áp nhưng một số thiết bị điện trong nhà vẫn bị chập cháy do điện không ổn định. Sau bao nhiêu năm phản ánh, đến tháng 6-2019 chúng tôi mới được nộp tiền điện theo quy định của Nhà nước, nhưng những ngày nắng nóng như thế này, nhiều hôm điện yếu đến quạt cũng không thể chạy được. Mặc dù, chúng tôi đã nhiều lần làm đơn đề nghị gửi ngành chức năng và UBND tỉnh cũng có công văn chỉ đạo bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được”, anh H. nói.

Chính những bất cập trên, người dân đều mong mỏi chuyển giao lưới điện cho ngành điện lực quản lý để cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đem đến chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Tuy nhiên, do có nhiều bất cập trong quá trình chuyển giao nên ngành điện vẫn chưa thể tiếp nhận.

Hoàng Giang - Hoài Thu

Bài 2: Vướng hồ sơ, thủ tục



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]