(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, Đảng ủy Sở Xây dựng cùng với chuyên môn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, nổi bật là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động; tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng; quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được thực hiện đồng bộ...; phát triển nhà ở.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường lãnh đạo phát triển lĩnh vực xây dựng

Trong những năm qua, Đảng ủy Sở Xây dựng cùng với chuyên môn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, nổi bật là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động; tăng cường quản lý chất lượng công trình xây dựng; quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được thực hiện đồng bộ...; phát triển nhà ở.

Tăng cường lãnh đạo phát triển lĩnh vực xây dựngCông nhân Nhà máy Xi măng Long Sơn vận hành dây chuyền sản xuất.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, lãnh đạo Sở Xây dựng xác định cải cách TTHC là nhiệm vụ then chốt và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý, điều hành tại các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc. Tăng cường củng cố bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ; đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Tập trung rà soát TTHC theo hướng chuẩn hóa, đơn giản hóa và cắt giảm 30% thời gian thực hiện TTHC liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Sở đã tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kịp thời các quyết định công bố mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và chuẩn hóa 211 TTHC và hiện tại tổng số TTHC thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây dựng tại Trung tâm Hành chính công tỉnh là 52 TTHC. Công tác hiện đại hóa hành chính được sở quan tâm đẩy mạnh; 100% phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản TD – Office, hộp thư điện tử công vụ, chữ ký số trong việc gửi, nhận văn bản, tài liệu. Sở cũng đã thực hiện cải cách quy trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, TTHC của tổ chức, cá nhân theo mô hình “Một cửa”, “Một cửa điện tử” bảo đảm nguyên tắc “Một đầu mối – Một việc thông suốt”. Trung bình hàng năm, Sở Xây dựng đã tiếp nhận, giải quyết đúng hạn và trước hạn hơn 25.000 hồ sơ, văn bản thuộc tất cả các lĩnh vực quản lý của sở. Về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, hàng năm, sở đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định phân công, phân cấp, ủy quyền kiểm tra việc nghiệm thu công trình xây dựng và phân cấp giải quyết sự cố công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.500 công trình, dự án được đầu tư, khởi công xây dựng mới, với tổng mức đầu tư khoảng 500.000 tỷ đồng. Công tác quản lý chất lượng công trình được thực hiện từ khâu khảo sát, thiết kế, xây dựng thông qua công tác thẩm định và 100% các hồ sơ khảo sát, thiết kế đáp ứng về quy mô, công suất và công nghệ. Đồng thời, trong quá trình thi công, sở đã kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng đối với 2.035 công trình... Qua kiểm tra đã phát hiện, khuyến cáo xử lý kỹ thuật tại hiện trường, ngăn chặn kịp thời sai phạm có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Thực tế cho thấy, chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ bảo đảm. Công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được Đảng ủy, lãnh đạo Sở Xây dựng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, tỷ lệ đô thị hóa tăng khá, tạo ra diện mạo mới cho phát triển của tỉnh. Trong đó, công tác quy hoạch tiếp tục được sở quan tâm triển khai, chất lượng đồ án quy hoạch ngày một tốt hơn, nâng cao tầm nhìn dự báo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thu hút nhiều dự án tại các đô thị, khu kinh tế, các khu công nghiệp của tỉnh. Công tác lập quy hoạch vùng huyện đã được quan tâm đúng mức, bảo đảm mối liên kết trong nội bộ vùng với các vùng trong tỉnh và khu vực. Đồng thời, làm cơ sở để thực hiện quy hoạch chung đô thị các khu chức năng và khu vực nông thôn của các huyện một cách bài bản và có định hướng cụ thể. Các đô thị lớn, quan trọng của tỉnh đã và đang được nghiên cứu điều chỉnh mở rộng cho phù hợp với xu thế phát triển và tốc độ phát triển đô thị, như: TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, đô thị Lam Sơn – Sao Vàng... Đặc biệt, Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, mở rộng lên 106.000 ha vào năm 2018 và 1 một trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước, đã trở thành trung tâm kinh tế động lực, có vai trò quan trọng trong đột phá phát triển kinh tế của tỉnh. Việc quy hoạch xây dựng tại các khu vực quan trọng được thực hiện, làm định hướng để tập trung nguồn lực cho các dự án ưu tiên đầu tư và phát triển các đô thị; đồng thời, làm cơ sở để ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, đòn bẩy thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển đô thị, khu kinh tế. Nhiều quy hoạch lớn, quan trọng trên địa bàn tỉnh được phê duyệt đã và đang tạo ra sức hấp dẫn, sự quan tâm cho các nhà đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đô thị, du lịch, kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch được phê duyệt cũng là công cụ hữu hiệu để điều hành và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

Đi đôi với đó, hạ tầng kỹ thuật được Sở Xây dựng quan tâm triển khai thực hiện; nhất là cấp, thoát nước đô thị; xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại; nhiều công trình kết cấu hạ tầng quan trọng được đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết cấu hạ tầng các đô thị lớn được quan tâm đầu tư nâng cấp theo hướng đồng bộ, hiện đại... Sở Xây dựng đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017–2020; Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030... Do triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án nên diện tích nhà ở bình quân trên địa bàn tỉnh đã tăng trưởng vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho Nhân dân. Diện tích nhà ở bình quân của cả tỉnh đạt 24m2/người, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (23,2m2/người). Sở Xây dựng cũng đã tổ chức thực hiện và hoàn thành 100% nhiệm vụ trong chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện đúng tiến độ Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Sở Xây dựng tập trung hướng dẫn những quy định, chế độ, chính sách trong đầu tư xây dựng và kiểm tra việc thực hiện những quy định đó. Công tác phổ biến chính sách, chế độ, định mức, đơn giá trong xây dựng cụ thể, rõ ràng, công khai, minh bạch và kịp thời, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình xây dựng theo quy định. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư, thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổng mức đầu tư, thẩm định thiết kế, dự toán, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công... các công trình trên địa bàn theo phân cấp, kịp thời, chính xác, qua thẩm định đã cắt giảm bình quân 6% kinh phí so với giá trị trình duyệt.

Bài và ảnh: Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]