(Baothanhhoa.vn) - Không thể phủ nhận, thương mại điện tử (TMĐT) đang mang lại rất nhiều tiện ích với người tiêu dùng, phù hợp với xu thế phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường kinh doanh đang đối diện với nhiều vấn đề tiêu cực, nhất là trong công tác kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa và xử lý vi phạm trong kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường đấu tranh chống gian lận trong lĩnh vực thương mại điện tử

Không thể phủ nhận, thương mại điện tử (TMĐT) đang mang lại rất nhiều tiện ích với người tiêu dùng, phù hợp với xu thế phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là môi trường kinh doanh đang đối diện với nhiều vấn đề tiêu cực, nhất là trong công tác kiểm soát chất lượng, giá cả hàng hóa và xử lý vi phạm trong kinh doanh.

Tăng cường đấu tranh chống gian lận trong lĩnh vực thương mại điện tử

Chuyên gia Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) tổ chức tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả cho lực lượng quản lý thị trường.

Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường kinh doanh TMĐT, ngày 1-10-2019 vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020. Mục đích của kế hoạch nhằm kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT kết hợp với các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đẩy lùi hành vi vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và người tiêu dùng về tác hại của việc buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, việc lợi dụng TMĐT để thực hiện các hành vi vi phạm đối với phát triển kinh tế - xã hội; tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển TMĐT theo chiều hướng tích cực. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng tự giác chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, không tham gia hoặc tiếp tay cho các hành vi vi phạm. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, các cơ quan chức năng sẽ phát hiện, tổng hợp những vấn đề bất cập còn tồn tại, chủ động đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp với yêu cầu thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động TMĐT.

Là 1 trong 8 địa bàn được xác định là trọng điểm của kế hoạch này bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, ngay sau khi kế hoạch của Bộ Công Thương được ban hành, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 783/CQLTT-NVTH ngày 16-10-2019 về công tác triển khai nhiệm vụ. Theo đó, bên cạnh thực hiện nghiêm các kế hoạch kiểm soát hiện hành, các đội quản lý thị trường trực thuộc sẽ phối hợp với các lực lượng có liên quan rà soát, trao đổi, thẩm tra, xác minh thông tin, tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh TMĐT. Trong đó, Đội Quản lý thị trường số 9 và số 16 sẽ là lực lượng nòng cốt trong công tác điều tra, trinh sát, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.

Đại diện Cục Quản lý thị trường tỉnh, cho biết: Là một tỉnh có dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớn nên thị trường kinh doanh nói chung và TMĐT nói riêng khá sôi động. Đi theo đó là những vi phạm trong kinh doanh hàng hóa qua TMĐT ngày càng phức tạp. Từ đầu năm 2019 đến nay, lực lượng quản lý thị trường tỉnh đã xử lý 44 vụ vi phạm trong lĩnh vực TMĐT; trong đó, có 18 vụ vi phạm về hàng nhập lậu, 18 vụ vi phạm hàng giả nhãn hiệu hàng hóa, 8 vụ vi phạm các hành vi khác. Tuy nhiên hiện nay, công tác kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại trên các website và mạng xã hội như facebook, zalo... đang gặp nhiều trở ngại. Nguyên nhân là do các giao dịch, thanh toán trên mạng không có đăng ký kinh doanh, không có địa điểm cố định nên rất khó kiểm tra. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này đều không có hóa đơn, chứng từ cụ thể nên việc quản lý và xử lý càng trở nên khó khăn.

Để tăng hiệu quả trong công tác chống gian lận thương mại trong lĩnh vực TMĐT, các lực lượng chức năng cần đổi mới, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống chứng từ điện tử để việc giám sát, kiểm tra thị trường hiệu quả hơn. Tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh TMĐT để người kinh doanh, người mua hiểu được quyền, lợi ích của mình và nâng cao trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển năng lực cán bộ quản lý thị trường trong lĩnh vực TMĐT, thường xuyên bắt kịp các ứng dụng công nghệ thông tin mới phát sinh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]