(Baothanhhoa.vn) - Có niềm tin là có tất cả, vẫn còn cơ hội cho những người phụ nữ yếu thế nếu họ biết vươn lên bằng chính nghị lực và sức lao động của mình” - chị Nguyễn Thị Huy ở thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ (Nông Cống) đã chia sẻ như vậy khi chúng tôi có dịp đến thăm xưởng may của chị trong những ngày cuối tháng 10-2019. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tài chính vi mô Thanh Hóa đẩy mạnh tín dụng cho phụ nữ nghèo

Có niềm tin là có tất cả, vẫn còn cơ hội cho những người phụ nữ yếu thế nếu họ biết vươn lên bằng chính nghị lực và sức lao động của mình” - chị Nguyễn Thị Huy ở thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ (Nông Cống) đã chia sẻ như vậy khi chúng tôi có dịp đến thăm xưởng may của chị trong những ngày cuối tháng 10-2019.

Tài chính vi mô Thanh Hóa đẩy mạnh tín dụng cho phụ nữ nghèo

Xưởng may gia công của chị Nguyễn Thị Huy (xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống) sản xuất hiệu quả nhờ vay vốn Tổ chức TCVM Thanh Hóa.

Ánh mắt rạng ngời, nụ cười tươi tắn của chị Huy khiến chúng tôi băn khoăn: “Điều gì có thể mang lại cho chị niềm hạnh phúc lớn lao đến vậy?”. Chị Huy không ngần ngại khi kể cho chúng tôi nghe những thăng trầm về cuộc đời mình...

... Năm 23 tuổi, chị Huy lấy chồng quê xã Công Bình (Nông Cống). Gia đình nhà chồng là hộ nghèo, không có ruộng, điều kiện kinh tế rất khó khăn. Hai vợ chồng bắt đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nhờ thuận vợ, thuận chồng và học được nghề may nên gia đình chị mở hiệu may nhỏ để sinh sống. Vợ chồng chị sinh được hai bé con kháu khỉnh, dành dụm và vay mượn thêm để mua được một mảnh đất lấy chỗ an cư, lập nghiệp. Những tưởng cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua, đúng lúc ấy căn bệnh ung thư não quái ác đã cướp đi tính mạng của chồng chị, trong khi các con chị còn nhỏ, chưa hiểu được nỗi đau mất mát người thân. Năm ấy chị 29 tuổi, bơ vơ trong tình trạng kiệt quệ về vật chất lẫn tinh thần. Tiền nợ mua đất chưa trả được, lại thêm nợ chạy chữa bệnh cho chồng, nợ chồng nợ. Thời gian qua đi, nhờ sự động viên của người thân, 2 năm sau chị đã dần nguôi ngoai và vực dậy tinh thần. Chị quyết định đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan để kiếm một số vốn trả nợ và tiếp tục lập nghiệp với nghề may mà chị đam mê theo đuổi. Sau 6 năm đi xuất khẩu lao động trở về, chị có trong tay 300 triệu, đủ để trả nợ, sửa sang lại nhà và mở một cửa hàng may nho nhỏ. Hàng ngày, chị vừa cần mẫn làm việc, vừa dạy nghề cho các chị em khác. Tuy nhiên công việc khá bấp bênh do thiếu vốn, nhu cầu thị trường thấp. Năm 2015, chị đã tìm hiểu và được vay vốn tại Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa với số tiền là 10 triệu đồng, vay trong 18 tháng. Số tiền vay ban đầu không lớn, nhưng đã giúp chị đầu tư thêm nhiều nguồn hàng phong phú, đặc biệt nhờ sự tư vấn tận tình của cán bộ TCVM, được tham gia sinh hoạt cùng với các chị em vay vốn khác, chị đã được mở mang thêm nhiều kiến thức kinh doanh cho bản thân mình.

Năm 2016, chị đã mạnh dạn đầu tư mở xưởng may gia công túi đựng đồ trong siêu thị, một sản phẩm thay thế túi nilon rất thiết thực cho cuộc sống và giúp bảo vệ môi trường. Sau khi trả hết vốn vay chu kỳ 1, chị tiếp tục được vay 30 triệu tại TCVM Thanh Hóa để đầu tư thêm vào mua máy móc, trang thiết bị cho xưởng may. Từ đó, xưởng may hoạt động liên tục phát triển, đến nay đã tạo việc làm cho 70 lao động, với mức thu nhập bình quân khoảng 5 triệu đồng/người/tháng; lợi nhuận thu về cho xưởng may khoảng 350 triệu đồng/năm. Nhân công của chị đều là chị em phụ nữ sinh sống trên địa bàn xã. Đặc biệt, chị luôn tạo điều kiện tốt nhất cho những chị em có hoàn cảnh khó khăn như: Hộ nghèo, hộ đơn thân, hộ đông con... Đặc biệt trong đó có 3 chị hiện đang điều trị bệnh ung thư cũng được nhận công việc nhẹ nhàng tại xưởng may như: Cắt chỉ, xếp túi,... để kiếm thêm thu nhập, nuôi sống bản thân và chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Huy là một trong rất nhiều hoàn cảnh phụ nữ nghèo được vay vốn tại Tổ chức TCVM Thanh Hóa để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho bản thân và góp phần an sinh xã hội. Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã xác định sứ mệnh của mình là hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính, phi tài chính thân thiện, hiệu quả tới các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Đặc biệt đối tượng chính của TCVM Thanh Hóa là phụ nữ và các đối tượng yếu thế trong xã hội, như: Phụ nữ đơn thân, người neo đơn, phụ nữ trẻ khởi nghiệp, người dân tộc thiểu số. Địa bàn hoạt động của TCVM Thanh Hóa trải rộng trên địa bàn 19 huyện, thị trong tỉnh, trong đó chú trọng tới việc hỗ trợ phụ nữ vùng nông thôn, vùng biển, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi thấp như: Thạch Thành, Như Thanh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc.

Với mục tiêu hoạt động vì sự phát triển cộng đồng, hiện nay Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã trở thành người bạn đồng hành của nhiều chị em và hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bằng việc cung cấp các sản phẩm tín dụng nhỏ, cho phép thành viên được vay vốn với thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, không yêu cầu thế chấp, thực hiện thu phát vốn ngay tại thôn hoặc phố. Các loại sản phẩm vốn vay của TCVM Thanh Hóa chủ yếu tập trung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, trong đó đối tượng là các chị em kinh doanh nhỏ hoặc có mô hình nông – lâm - ngư nghiệp. Bên cạnh đó còn có vốn vay giáo dục, vốn vay hỗ trợ gia đình có công với cách mạng với lãi suất thấp, vốn vay vệ sinh môi trường hỗ trợ xây mới và cải tạo hệ thống nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh... Tính đến thời điểm này, tổng số thành viên của hệ thống Tổ chức TCVM Thanh Hóa là 41.412 người; tổng số khách hàng vay vốn là 20.200 người (trong đó có 92% khách hàng là phụ nữ, 76,3% là hộ thu nhập thấp, 8,5% khách hàng là người dân tộc thiểu số); dư nợ vốn vay 333,6 tỷ đồng.

Với phương châm “Cân bằng giữa lợi ích của tổ chức và lợi ích xã hội”, bên cạnh việc cung cấp tín dụng, tiết kiệm nhằm hỗ trợ đối tượng phụ nữ nghèo có cuộc sống ngày càng tốt hơn, Tổ chức TCVM Thanh Hóa còn chú trọng tới việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội như: Mái ấm tình thương, trao tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào bị thiên tai... Trong hoạt động gần đây nhất, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã triển khai thực hiện chương trình “Nói không với rác thải nhựa và túi nilon”, trao tặng 25.000 chiếc làn cho chị em phụ nữ tham gia vay vốn sử dụng để giảm thiểu tình trạng sử dụng túi nilon đi chợ. Những việc làm cụ thể, thiết thực và đầy ý nghĩa mà Tổ chức TCVM Thanh Hóa đem lại đã và đang góp phần nhân lên niềm tin trong hàng vạn phụ nữ, để họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo, ngày càng khẳng định được bản thân mình và đóng góp cho cộng đồng xã hội.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]