(Baothanhhoa.vn) - Chị Bùi Thị Chín là một phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Thành Long (Thạch Thành). Cho đến khi trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, chị hầu như chỉ bó buộc cuộc sống xung quanh thôn xã, làm công việc trồng trọt, chăn nuôi. Việc sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng, hay các tổ chức tài chính chính thức lại càng quá xa vời, chị chưa từng nghĩ đến. Thế nhưng 2 năm gần đây, chị Chín đã được vay vốn của  Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, giúp chị tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình. Đó chính là một trong những lợi ích mà Tài chính toàn diện (TCTD) đã mang lại. Và nhiều ví dụ điển hình khác, những người phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, không chỉ đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình, mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em khác tại địa phương. Nếu không được tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức, những doanh nhân vi mô này sẽ kể một câu chuyện khác về cuộc đời mình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tài chính toàn diện – “Ngọn núi cao từ những viên sỏi nhỏ”

Chị Bùi Thị Chín là một phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Thành Long (Thạch Thành). Cho đến khi trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, chị hầu như chỉ bó buộc cuộc sống xung quanh thôn xã, làm công việc trồng trọt, chăn nuôi. Việc sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng, hay các tổ chức tài chính chính thức lại càng quá xa vời, chị chưa từng nghĩ đến. Thế nhưng 2 năm gần đây, chị Chín đã được vay vốn của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, giúp chị tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình. Đó chính là một trong những lợi ích mà Tài chính toàn diện (TCTD) đã mang lại. Và nhiều ví dụ điển hình khác, những người phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, không chỉ đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình, mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em khác tại địa phương. Nếu không được tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức, những doanh nhân vi mô này sẽ kể một câu chuyện khác về cuộc đời mình.

Tài chính toàn diện – “Ngọn núi cao từ những viên sỏi nhỏ”

Cán bộ TCVM Thanh Hóa tập huấn quản lý tài chính cho khách hàng.

TCTD nghe có vẻ như một khái niệm xa vời, nhưng thực tế lại rất gần gũi và có tính thực tiễn rất lớn, đặc biệt với những người chưa có điều kiện được tiếp cận với các dịch vụ tài chính để vươn lên thay đổi cuộc sống của chính mình. Theo Tổ chức Hợp tác toàn cầu về TCTD (GPFI), TCTD là một trạng thái theo đó tất cả các người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống, với mức giá hợp lý theo cách thức thuận tiện cùng với sự tôn trọng khách hàng. TCTD giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói, giảm nghèo, an ninh, việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. TCTD được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.

Vai trò của các tổ chức TCVM trong công cuộc thúc đẩy TCTD là rất lớn. Thay vì xây dựng những phòng giao dịch ở trung tâm các huyện, thị trấn, thì cán bộ TCVM mang nguồn vốn tới thu phát tại các nhà văn hóa thôn, tiếp cận người dân với thái độ gần gũi thân thiện, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Hoạt động TCVM với đặc điểm là các dịch vụ tiết kiệm hoặc khoản vay tín dụng nhỏ, không cần tài sản thế chấp và dịch vụ cung cấp phục vụ tận thôn xóm, thủ tục nhanh gọn, kịp thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể (đặc biệt là hội phụ nữ). Dịch vụ chủ yếu cung cấp cho những người dân nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ở các vùng còn nghèo của đất nước để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh việc cho vay và nhận tiết kiệm, TCVM còn kết hợp tư vấn, tập huấn về quản lý tài chính, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về cách sử dụng đồng tiền hợp lý.

Nếu ví TCTD như một “ngọn núi cao”, cần sự chung tay góp sức của nhiều người, nhiều ngành, thì TCVM như “những viên sỏi nhỏ” tỉ mỉ, cần mẫn, bồi đắp từng ngày lan tỏa, thúc đẩy công cuộc phổ cập TCTD tại Việt Nam.

Tổ chức TCVM Thanh Hóa là một trong 3 tổ chức TCVM đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép trên toàn quốc. Trong những năm qua, TCVM Thanh Hóa đã chú trọng việc thực hiện sứ mệnh hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, đặc biệt hướng tới việc đưa nguồn vốn về phục vụ các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi nhằm hỗ trợ bà con, đồng bào dân tộc thiểu số và thúc đẩy TCTD. Bằng các biện pháp chính như phát triển đa dạng các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của mọi người dân, là một trong những chiến lược trọng tâm trong mục tiêu chiến lược của Tổ chức TCVM Thanh Hóa. Trong đó, bao gồm tăng cường cung cấp các sản phẩm vốn vay và tiết kiệm vi mô với mức lãi suất hợp lý cho khách hàng. Khi triển khai các sản phẩm này cũng đồng thời tạo thói quen tiết kiệm để đạt được những mục tiêu dài hạn về giáo dục, mua nhà, xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, sản phẩm bảo hiểm vi mô có ý nghĩa to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tài chính. Những rủi ro này sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với người nghèo, là những người có ít tài sản và có mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp. So sánh với số tiền mà hộ gia đình phải chi trả khi rủi ro xảy ra, mức đóng phí bảo hiểm là khá thấp và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách của hộ gia đình.

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, Tổ chức TCVM Thanh Hóa chú trọng việc xây dựng văn hóa ứng xử “5 trách”, “7 nguyên”, nhằm tạo nên một phong cách tiếp cận với khách hàng nghèo một cách gần gũi, thân thiện và chuyên nghiệp. Đảm bảo rằng dịch vụ tài chính cung cấp giá trị cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ bằng phương thức minh bạch, có tính trách nhiệm đồng thời có các biện pháp bảo vệ khách hàng. Đặc biệt, với nguyên tắc phòng tránh nợ chồng chất, cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng về mức vay phù hợp để đảm bảo khả năng hoàn trả, tránh tình trạng vỡ nợ, nợ xấu, giúp cho khách hàng có thể sử dụng vốn vay hiệu quả, đồng thời duy trì tỷ lệ nợ xấu cho tổ chức luôn ở mức dưới 0,4%.

Những năm qua, TCVM Thanh Hóa đã mở rộng hoạt động trên 19 huyện, thị xã trong tỉnh. Trong đó chú trọng tới các huyện miền núi như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Thanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của từng hộ gia đình và kinh tế chung của địa phương, từng bước nỗ lực thúc đẩy công cuộc TCTD và xóa đói giảm nghèo nơi đây. Hơn nữa, TCVM Thanh Hóa vẫn đang tiếp tục hợp tác với Công ty TNHH Công nghệ Canals nhằm áp dụng giải pháp công nghệ số, nâng cao tốc độ trao đổi dữ liệu, giảm thiểu giấy tờ, thủ tục cho khách hàng và cán bộ tín dụng. TCVM Thanh Hóa cũng tăng cường hợp tác với các đối tác cùng chung mục tiêu TCTD. Đồng thời, tập trung vào giáo dục tài chính, khả năng tài chính – biết và hiểu cách sử dụng các dịch vụ tài chính là điều đã giúp hàng chục nghìn khách hàng của TCVM Thanh Hóa vươn lên làm chủ về kinh tế hộ, nâng cao vai trò vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Bài và ảnh: Ngọc Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]