Đang xuất hiện câu hỏi về khả năng Việt Nam có đạt được mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 hay không? Nhiều ý kiến cho là khó, khi đến thời điểm này, số doanh nghiệp đang tồn tại, thuộc diện quản lý của Tổng cục Thuế mới đạt khoảng 700.000, số doanh nghiệp tạm dừng, chờ giải thể... còn lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nuôi dưỡng niềm tin kinh doanh

Đang xuất hiện câu hỏi về khả năng Việt Nam có đạt được mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 hay không? Nhiều ý kiến cho là khó, khi đến thời điểm này, số doanh nghiệp đang tồn tại, thuộc diện quản lý của Tổng cục Thuế mới đạt khoảng 700.000, số doanh nghiệp tạm dừng, chờ giải thể... còn lớn.

Nhưng tại thời điểm hiện nay, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn không chỉ cần 1 triệu doanh nghiệp.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu 12 (ASEM 12) diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào cuối tuần này. Kế hoạch xem xét, thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có trong lịch làm việc của kỳ họp Quốc hội sẽ khai mạc vào ngày 22/10 tới.

Đương nhiên, không thể không nhắc tới những diễn biến phức tạp trong hoạt động thương mại, đầu tư toàn cầu khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có điểm dừng.

Cũng không thể không nhắc tới các xu hướng kinh doanh mới cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Internet... đang diễn ra ở hầu hết các châu lục.

Trong bối cảnh đó, để tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các xu hướng kinh doanh mới, để đón nhận được những dòng đầu tư tích cực trong dòng chuyển lớn của vốn đầu tư toàn cầu, Việt Nam cần một lực lượng doanh nghiệp nội địa thực sự có năng lực cạnh tranh, có tầm nhìn, có chiến lược.

Đội ngũ doanh nghiệp mạnh cũng sẽ là nền tảng để chuyển hóa những thách thức trong bước hội nhập sâu rộng này thành cơ hội, giảm tối đa tác động không mong muốn của cuộc chơi toàn cầu với nền kinh tế Việt Nam.

Chính cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng đang mong sẽ ngày càng lớn mạnh.

Họ đang bàn tới các chiến lược, kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy khả năng tham gia được vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Họ đang tìm kiếm con đường trở thành đối tác của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng như các doanh nghiệp toàn cầu. Kế hoạch liên kết để giữ được thương hiệu ngay tại sân nhà, giữ được niềm tin của người tiêu dùng Việt cũng được các doanh nghiệp thực hiện rốt ráo... bởi đây là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại, có lợi nhuận và phát triển bền vững.

Tuy vậy, những nỗ lực nói trên của doanh nghiệp chỉ là điều kiện cần, chưa đủ tạo nên một cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thực sự mạnh.

Chính phủ cũng đã xác định rõ như vậy khi Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Nghị quyết 35) đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có những doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Nghị quyết 35 còn xác định rõ mục tiêu khu vực tư nhân Việt Nam sẽ đóng góp 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm. Hàng năm, khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Song để đạt mục tiêu đề ra, các cơ quan quản lý và bản thân doanh nghiệp sẽ phải giải quyết một loạt vấn đề.

Đó là cần có thêm chính sách gì để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất bởi hàng triệu hộ kinh doanh vẫn muốn nằm lẫn trong khu vực không chính thức trong nền kinh tế?

Đó là khu vực tư nhân sẽ đóng góp trong GDP ra sao khi thời gian và chi phí lớn nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh dành để tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, tuân thủ thủ tục hành chính, tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm tra?...

Đó là các doanh nghiệp sẽ đổi mới, sáng tạo thế nào khi những xu hướng kinh doanh mới, công nghệ mới vẫn phải đối mặt nhiều lấn cấn, chần chừ trong tư duy quản lý nhà nước, thường theo hướng siết chặt hơn là thúc đẩy?...

Phải nhắc lại, trong hai năm liên tiếp (2016-2017), nền kinh tế Việt Nam vượt kỷ lục 100.000 doanh nghiệp thành lập mới trong một năm. Niềm tin vào những cam kết cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường chính sách của Chính phủ đã thúc đẩy tinh thần kinh doanh của người Việt, biến các ý tưởng thành doanh nghiệp, dự án kinh doanh cụ thể.

Nhưng cũng chính niềm tin này, nếu không được nuôi dưỡng bởi các hành động quyết liệt trong thực hiện, sẽ khiến người kinh doanh nhụt trí.

Theo Vneconomy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]