(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ta có 198 sản phẩm nông nghiệp; trong đó, có 19 sản phẩm chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nhiều loại nông sản thiết yếu như rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống đều có tiềm năng để cung ứng cho thị trường với khối lượng lớn, chất lượng cao. Tuy nhiên, việc đưa hàng nông sản “chen chân” vào hệ thống siêu thị đang là bài toán khó đối với các đơn vị chuyên môn và người sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều khó khăn khi đưa hàng nông sản vào siêu thị

Tỉnh ta có 198 sản phẩm nông nghiệp; trong đó, có 19 sản phẩm chủ lực thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nhiều loại nông sản thiết yếu như rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống đều có tiềm năng để cung ứng cho thị trường với khối lượng lớn, chất lượng cao. Tuy nhiên, việc đưa hàng nông sản “chen chân” vào hệ thống siêu thị đang là bài toán khó đối với các đơn vị chuyên môn và người sản xuất.

Nhiều khó khăn khi đưa hàng nông sản vào siêu thị

Vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn của xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa).

Là vùng sản xuất rau an toàn của huyện Hoằng Hóa với diện tích 24 ha chuyên canh các loại rau, củ, quả theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP. Mỗi ngày, các cơ sở có khả năng cung cấp hơn 2 tấn rau, quả các loại cho thị trường. Song, trong số sản lượng đó, chỉ có gần 30% được bán theo hợp đồng liên kết, còn lại chủ yếu tiêu thụ tại các chợ đầu mối và hệ thống thương lái. Lượng rau, củ, quả an toàn của địa phương đang gặp khó trong việc tiêu thụ, nhất là tiêu thụ tại hệ thống siêu thị. Ông Nguyễn Huy Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Hợp, cho biết: Những năm qua, xã đã xây dựng và phát triển vùng chuyên canh rau màu đạt tiêu chuẩn VietGAP, hướng đến sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Tuy nhiên, khoảng 30% sản lượng rau, củ, quả được tiêu thụ theo hợp đồng liên kết; trong đó, chỉ có 3-5% được nhập bán cho các siêu thị. Nguyên nhân chính được HTX và hộ sản xuất đưa ra là do việc nhập nông sản vào siêu thị đòi hỏi nhiều thủ tục, hồ sơ pháp lý rườm rà, mất nhiều thời gian. Ngoài ra, lượng thu mua của các siêu thị không nhiều, giá thành bị chi phối bởi nhiều loại phí, thuế, như: Phí mặt bằng, thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ quảng cáo, bán hàng, giá kệ, đóng phí mã hàng... nên giá trị kinh tế không được như mong đợi, bản thân người dân cũng nảy sinh tâm lý “ngại” tìm kiếm, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các siêu thị.

Với những doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, việc liên kết đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị cũng không dễ dàng. Hầu hết các đơn vị đều chủ động tìm những kênh khác nhau hoặc “tự tạo” cơ sở tiêu thụ, phân phối sản phẩm. Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Alaska có tổng diện tích gần 2 ha tại xã Xuân Bái (Thọ Xuân) sản xuất các loại rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với những sản phẩm chủ lực, như: Dưa Kim Hoàng hậu, cà chua, các loại rau ăn lá... Sản lượng trung bình đạt 1,5 tấn rau, quả/tháng. Theo lý giải của ông Lê Đức Thuận, phụ trách sản xuất của công ty, việc nhập sản phẩm nông nghiệp vào các siêu thị ngoài việc phải chịu nhiều loại phí và mức chiết khấu cao hơn 10% giá trị sản phẩm thì một số siêu thị chỉ cho bán dưới hình thức ký gửi hàng hóa, thanh toán một lần theo tháng hoặc quý... Tuy nhiên, hầu hết doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đều ở quy mô nhỏ, siêu nhỏ nên việc chậm thanh toán, dồn hóa đơn sẽ khó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Thực tế cho thấy, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi chính là kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định cho người sản xuất, nhất là đối với sản phẩm nông sản. Đại diện Siêu thị Co.opMart Thanh Hóa cho biết, việc nhập hàng hóa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị nói chung và Siêu thị Co.opMart nói riêng, cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, như: Sản phẩm nông sản phải được sản xuất tại vùng quy hoạch sản xuất sản phẩm an toàn; phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobolGAP, hữu cơ... theo quy định của Nhà nước.

Tỉnh ta đã quy hoạch được 97 vùng chuyên canh sản xuất rau, quả an toàn và gần 30 cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, về cơ bản sản xuất của nông dân vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu theo kinh nghiệm, thời vụ, thiếu các chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, chính tâm lý e ngại đã khiến nhiều nông dân chưa mạnh dạn tiếp cận với siêu thị để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tháo gỡ khó khăn, đưa mặt hàng nông sản của tỉnh tiếp cận với hệ thống siêu thị hiện đại, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thì các địa phương, đơn vị có liên quan cần hỗ trợ, giúp đỡ người dân xây dựng thương hiệu, tiếp cận với thủ tục mua bán hiện đại. Đồng thời, tổ chức sản xuất nông nghiệp dưới hình thức HTX, tổ hợp tác, các hiệp hội... để các tổ chức này hỗ trợ tiêu thụ nông sản cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nông dân.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]