(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 100.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có khoảng 20.000 hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên, thuộc đối tượng quản lý thuế. Đây cũng đang là đối tượng tiềm năng để các địa phương tuyên truyền, phát triển thành doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, thời gian đầu đi vào hoạt động, các DN mới thành lập do chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thường gặp không ít khó khăn, nhất là những lúng túng trong công tác quản trị DN.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao năng lực quản trị cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 100.000 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có khoảng 20.000 hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở lên, thuộc đối tượng quản lý thuế. Đây cũng đang là đối tượng tiềm năng để các địa phương tuyên truyền, phát triển thành doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, thời gian đầu đi vào hoạt động, các DN mới thành lập do chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thường gặp không ít khó khăn, nhất là những lúng túng trong công tác quản trị DN.

Nâng cao năng lực quản trị cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp

Vận chuyển thiết bị nhôm kính đi lắp đặt tại Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Toản Huấn, thị trấn Nông Cống (Nông Cống).

Hoạt động lâu năm với mô hình hộ cá thể kinh doanh thiết bị nhôm kính, vật liệu xây dựng tại thị trấn Nông Cống, cuối năm 2019, gia đình anh Trần Văn Toản thành lập Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Toản Huấn. Anh Trần Văn Toản, giám đốc công ty, cho biết: “Lên” DN rồi, có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty có đầy đủ cơ sở pháp lý, hóa đơn chứng từ để tham gia nhận thầu các gói cung ứng cho đơn vị, cơ quan, DN có nhu cầu. Từ đó, DN có cơ hội tăng doanh thu, mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do “lớn” lên trên nền tảng sản xuất nhỏ lẻ, chưa được đào tạo bài bản nên DN vẫn còn lúng túng trong công tác điều hành. Bên cạnh đó, là những khó khăn trong thực hiện các báo cáo thuế, nghiệp vụ hạch toán hóa đơn đầu vào, đầu ra đúng quy định của pháp luật.

Công ty TNHH Boobo Eco Việt Nam, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân) cũng mới được chuyển đổi và thành lập vào tháng 8-2019, với ngành nghề kinh doanh là sản xuất ống hút xuất khẩu. Sau khi thành lập DN, với định hướng hoạt động bài bản, công ty đã xây dựng nhà xưởng, lắp đặt hệ thống máy tiện, đánh bóng, khắc chữ và hấp sấy khá hiện đại, bảo đảm quy trình hoàn thiện thành phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo công suất thiết kế, mỗi tháng, đơn vị có thể sản xuất 500.000 ống hút cung ứng ra thị trường. Sản phẩm chủ yếu được đối tác thu gom đưa đi xuất khẩu và bán lẻ theo đơn đặt hàng của các quán cafe, kinh doanh đồ uống trong cả nước. Chị Trần Thị Vinh, giám đốc công ty, cho biết: Thành lập DN, công ty gặp khá nhiều thuận lợi trong bối cảnh đồ dùng thân thiện với môi trường ngày càng được khách hàng quan tâm. Bên cạnh cơ sở pháp lý rõ ràng thì tên tuổi DN được công khai trên hệ thống thông tin quốc gia đã tạo niềm tin cho các đối tác bạn hàng trong quá trình tìm hiểu, ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, công tác điều hành, chỉ đạo sản xuất của công ty hiện đang dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tích lũy thực tế, chưa được đào tạo sâu các kỹ năng quản trị, lãnh đạo DN, thích ứng với rủi ro để chủ động được trong các tình huống, biến cố của thị trường.

Theo đánh giá của các địa phương, hiện nay, các chủ hộ kinh doanh là đối tượng rất quan trọng trong lộ trình thành lập DN mới. Tuy nhiên, phần lớn các chủ hộ đều chưa qua trường lớp đào tạo, kinh doanh theo kinh nghiệm nên năng lực quản trị còn nhiều hạn chế. Do đó, khi chuyển đổi lên DN, phần lớn chưa định hình được mô hình quản trị ổn định, quản lý tự phát theo thực trạng kinh doanh. Điều này sẽ dẫn đến việc DN hoạt động thiếu bài bản, có nhiều “lỗ hổng” trong xây dựng chiến lược kinh doanh, mất nhiều chi phí hơn cho quản lý tài chính, nhân sự và hạn chế năng lực cạnh tranh của DN khi tham gia chuỗi liên kết của thị trường.

Thực tế cho thấy, không chỉ là đối tượng tiềm năng trong phát triển DN mới, các DN đi lên từ mô hình hộ cá thể đã có sẵn nền tảng, thị trường kinh doanh. Đối tượng này nếu hoạt động bài bản, sẽ có cơ hội phát triển bền vững hơn so với các DN lần đầu tham gia thị trường. Được biết, hàng năm tỉnh ta vẫn dành một nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân và khởi sự DN. Do đó, trong chương trình đào tạo, các đơn vị triển khai cần xây dựng kịch bản đào tạo theo hướng chú trọng hơn tới đối tượng này.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]