(Baothanhhoa.vn) - Theo đánh giá của Chi cục Thú y, chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh ta đang bộc lộ nhiều hạn chế, như: Tình trạng chạy theo phong trào, khi thì bỏ chuồng hàng loạt, lúc lại ồ ạt tái đàn dẫn đến cung vượt quá cầu và thường bị ép giá. Việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi nông hộ vẫn chưa được chú trọng, do đó năng suất, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

Theo đánh giá của Chi cục Thú y, chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh ta đang bộc lộ nhiều hạn chế, như: Tình trạng chạy theo phong trào, khi thì bỏ chuồng hàng loạt, lúc lại ồ ạt tái đàn dẫn đến cung vượt quá cầu và thường bị ép giá. Việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi nông hộ vẫn chưa được chú trọng, do đó năng suất, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

Một hộ chăn nuôi gà đẻ trứng tại xã Hà Vân (Hà Trung).

Ngoài ra, chăn nuôi nông hộ còn dễ lây lan và phát sinh bệnh tật do các hộ chưa tuân thủ nghiêm ngặt công tác thú y, vệ sinh chuồng trại; khả năng kiểm soát môi trường và an toàn thực phẩm còn yếu. Sự liên kết hầu như chưa được triển khai, do vậy việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, giá trị kinh tế không cao... Song, chăn nuôi nông hộ vẫn luôn giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, chiếm 70% tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Đồng thời, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, miền núi. Do đó, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã định hướng để phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng hiệu quả kinh tế, an toàn và bền vững. Theo đó, nhiều giải pháp được tập trung thực hiện, như: Tuyên truyền, phổ biến đến các hộ chăn nuôi tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để phối trộn thức ăn, thực hiện chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lựa chọn nguồn giống bảo đảm chất lượng, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi; xây dựng hầm biogas nhằm bảo vệ môi trường...

Một trong những giải pháp giúp chăn nuôi nông hộ phát triển mà ngành chuyên môn và các địa phương đang thực hiện là xây dựng các mô hình nhằm cải thiện chất lượng đàn vật nuôi. Huyện Hà Trung là một trong những đơn vị chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng của chăn nuôi nông hộ thông qua các chương trình hỗ trợ và tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân. Từ năm 2018 đến hết tháng 5-2019, UBND huyện Hà Trung đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và nghiệm thu các mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sử dụng men vi sinh trong chăn nuôi lợn thịt theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” với 6 hộ tham gia, quy mô 8 con lợn/hộ tại xã Hà Yên, lợi nhuận đạt trên 9 triệu đồng/hộ/3 tháng; mô hình “Chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng chất lượng cao trong chăn nuôi nông hộ” với quy mô 3.500 con với 7 hộ tham gia tại xã Hà Vân... Ngoài ra, trạm khuyến nông huyện còn phối hợp với Công ty Giống gia súc Thanh Ninh triển khai mô hình cải tạo nâng cao tầm vóc đàn bò (hỗ trợ cho 200 liều tinh bò ngoại cho các hộ gia đình) tại các xã Hà Sơn, Hà Long. Đàn bê sinh ra có trọng lượng sơ sinh lớn hơn bê thuần chủng địa phương từ 10 - 15%, tốc độ phát triển nhanh, dự kiến trọng lượng lúc trưởng thành tăng hơn bò thuần chủng 20-30%... Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hà Trung, cho biết: Những mô hình hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ được triển khai trên địa bàn chính là cơ sở nhân rộng mô hình giúp người dân nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi nông hộ. Trong thời điểm hiện tại, ngành chăn nuôi đang đối diện với nguy cơ xâm nhiễm của bệnh dịch tả lợn châu Phi thì việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, sử dụng thức ăn vi sinh chính là giải pháp hữu hiệu để bảo đảm giá trị kinh tế và hướng đến sản xuất sản phẩm nông sản an toàn, phát triển bền vững cho chăn nuôi nông hộ tại địa phương.

Hiện, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ đang đối mặt với nhiều khó khăn, do đó đối với việc phát triển, đổi mới chăn nuôi nông hộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến cáo không chú trọng gia tăng số lượng đàn nuôi một cách cơ học mà cần hướng tới chăn nuôi có kiểm soát, nâng cao tính cạnh tranh. Trong đó, chú trọng đến vấn đề chọn giống và tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân các bộ giống có chất lượng tốt, thích hợp để nâng tầm vóc, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả chăn nuôi, bảo đảm môi trường. Ông Mai Thế Sang, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Thực tế cho thấy, ngành chăn nuôi tỉnh ta, nhất là chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn, do đó các địa phương và người chăn nuôi cần bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh để tránh dịch bệnh lan trên diện rộng. Đồng thời, tuyên truyền, định hướng để người dân thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, phát triển chăn nuôi gắn với tìm kiếm thị trường tiêu thụ, có như vậy hiệu quả chăn nuôi nông hộ mới được nâng lên và phát triển ổn định, bền vững.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]