(Baothanhhoa.vn) - Sau 6 năm triển khai xây dựng mô hình kinh tế tập thể (KTTT) hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), tổ liên kết (TLK) do phụ nữ làm chủ, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã xây dựng được 241 mô hình, trong đó có 57 HTX, 52 THT, 132 TLK, góp phần phát huy vai trò của hội phụ nữ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như cải thiện và nâng cao đời sống của hội viên, phụ nữ, nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn

Sau 6 năm triển khai xây dựng mô hình kinh tế tập thể (KTTT) hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), tổ liên kết (TLK) do phụ nữ làm chủ, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã xây dựng được 241 mô hình, trong đó có 57 HTX, 52 THT, 132 TLK, góp phần phát huy vai trò của hội phụ nữ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như cải thiện và nâng cao đời sống của hội viên, phụ nữ, nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tại địa phương.

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn

Cán bộ Hội LHPN tỉnh và huyện Mường Lát thăm mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản bản Chai, xã Mường Chanh (Mường Lát).

Cứ mỗi sáng sớm, các thành viên THT chăn nuôi bò sinh sản bản Chai, Mường Chanh (Mường Lát) cùng tập kết cho bò ăn, chăn thả bò theo từng nhóm hộ gia đình đến tối mới về. Nhìn cách các chị chăm sóc bò, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, phấn khởi của hội viên phụ nữ dân tộc Thái vùng giáp biên. Nhiều năm trước, bản Chai “trắng” đàn bò, cuộc sống của người dân trong bản rất khó khăn. Mặc dù thời gian rảnh rỗi có nhiều nhưng đa phần chị em vẫn chưa biết cách tận dụng thời gian để tăng gia sản xuất. Nhận thấy cần phải thay đổi phương pháp, cách làm mới để hỗ trợ hội viên vùng biên đặc biệt khó khăn từng bước giảm nghèo, năm 2017, Hội LHPN tỉnh đã tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ hội viên mua 16 con bò cái sinh sản trao cho 16/25 thành viên THT chăn nuôi bò sinh sản bản Chai và hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, cách trồng cỏ voi, chuối để chủ động nguồn thức ăn cho bò, làm chuồng trại và giám sát nhau bảo toàn con giống. Mỗi năm, các thành viên THT đã được hỗ trợ con giống quyên góp tiết kiệm mua thêm 5 con trao cho các hộ còn lại. Đến đầu năm 2019, 25 thành viên THT đều có bò nuôi. Hiện nay, đàn bò đã tăng thêm 55 con, nâng tổng đàn của THT lên 80 con. Nhiều thành viên THT chăn nuôi bò sinh sản bản Chai cho biết: Chúng tôi vui và mong muốn nhiều chị em trong bản cũng được hỗ trợ theo hình thức này để cùng nhau giảm nghèo. Theo tìm hiểu của chúng tôi, với cách làm trên, sau hơn 3 năm, THT đã có 23/25 hộ gia đình thoát nghèo.

Chị Lê Thị Thu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mường Lát cho biết: Từ hiệu quả của mô hình này, huyện hội đã rà soát nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, đến nay đã xây dựng được 9 mô hình, trong đó có 6 THT chăn nuôi bò và dê sinh sản, còn lại là mô hình “ngân hàng bò”, dệt thổ cẩm, chăn nuôi gia súc theo quy mô nông hộ đảm bảo vệ sinh môi trường. Những mô hình này thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo việc làm ổn định và mở hướng phát triển kinh tế lâu dài cho phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, đã có 60/141 thành viên tham gia mô hình KTTT thoát nghèo.

Là xã khó khăn khu vực vùng sâu, vùng xa của huyện Lang Chánh, đầu năm 2019, 30 hội viên, phụ nữ xã Yên Khương được Hội LHPN tỉnh đấu mối với Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh trao 60 con dê cái sinh sản. Sau hơn 3 tháng, một số con dê của THT đã sinh sản được 4 con dê con.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, mô hình nuôi dê, bò sinh sản rất phù hợp với tập quán sinh hoạt, canh tác và địa hình của người dân các xã miền núi khó khăn của tỉnh nên được nhiều hội viên hưởng ứng. Nếu trước đây các chương trình giảm nghèo tài trợ vốn, con giống để người dân thoát nghèo không còn hiệu quả, thì nay cách làm mới của Hội LHPN tỉnh là chỉ hỗ trợ một phần vốn, số còn lại hội viên phải đối ứng 20%. Vì có vốn đối ứng nên các hộ rất có trách nhiệm với đồng vốn bỏ ra nên rất có ý thức tiếp thu kiến thức và thực hành chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi nên tổng đàn tăng nhanh về số lượng.

Thanh Hóa được Trung ương Hội LHPN Việt Nam đánh giá là địa phương có mô hình KTTT do nữ làm chủ nhiều so với các tỉnh trong cả nước. Mô hình này tăng nhanh những năm gần đây, riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã hỗ trợ thành lập 14 HTX, 7 THT, 9 TLK. Các mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, nông sản an toàn), tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và sản xuất, kinh doanh tổng hợp gắn với lợi ích của các thành viên. Tiêu biểu, như: HTX dịch vụ chăn nuôi tổng hợp Xuân Quỳnh (Cẩm Thủy), HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn do phụ nữ làm chủ (Đông Sơn, Nga Sơn, Triệu Sơn và TP Thanh Hóa), HTX sản xuất rau an toàn xã Thiệu Tân (Thiệu Hóa), HTX dịch vụ vệ sinh môi trường (Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Quảng Xương), THT chăn nuôi bò sinh sản xã Giao Thiện (Lang Chánh); HTX sản xuất chổi đót Tuấn Dung, xã Thọ Sơn (Triệu Sơn); HTX chế biến hải sản xã Hải Châu (Tĩnh Gia)... Mỗi mô hình KTTT thu hút từ 10 đến 35 thành viên tham gia cùng góp vốn, góp công, diện tích, phương tiện sản xuất và cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm... đạt thu nhập ổn định từ 2,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng/thành viên/tháng và giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ.

Có thể khẳng định, thông qua các mô hình phát triển sản xuất, các thành viên là hội viên, phụ nữ đã thay đổi nhận thức trong sản xuất, biết hạch toán chi tiêu khoa học, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời tác động đến nhận thức của nhiều hội viên khác cũng như các hộ dân cùng nỗ lực vươn lên trong sản xuất, làm giàu chính đáng, khắc phục được phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh, liên kết đầu vào, đầu ra, thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Ngoài mang lại hiệu quả về kinh tế, mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ còn tăng tình đoàn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống, đồng thời thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của chị em.

Đạt được kết quả trên, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội rà soát, đánh giá mức độ hộ nghèo, nhu cầu và điều kiện tự nhiên để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ. Đối tượng ưu tiên là những hội viên thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và có ý thức lao động sản xuất; triển khai nhiều giải pháp nhằm thay đổi nhận thức của hội viên về mô hình KTTT và các giải pháp phát triển kinh tế gia đình; tranh thủ các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, các chương trình, dự án tạo thêm nguồn lực cho các thành viên vay; hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý, điều hành mô hình KTTT cho ban chủ nhiệm và chuyển giao khoa học cho các thành viên. Các mô hình kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời phổ biến các chính sách tín dụng, các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho HTX của Chính phủ và các tổ chức tín dụng đến cán bộ, hội viên HTX, THT, TLK và tôn vinh, biểu dương kịp thời các điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi... Qua đó, tạo động lực, khích lệ hội viên phấn đấu.

Tuy vẫn còn một số khó khăn trong quá trình thành lập các mô hình KTTT, nhưng việc thành lập, phát triển các mô hình KTTT bước đầu đã phát huy được vai trò của hội phụ nữ các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; cải thiện và nâng cao đời sống của hội viên, phụ nữ, nhân dân góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế tại địa phương.

Tạo động lực cho hội viên phát triển kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn

Là một trong những huyện đồng bằng có điều kiện phát triển sản xuất nhưng đa phần hội viên phát triển độc lập, manh mún nên hiệu quả chưa cao. Những năm gần đây, được tổ chức hội LHPN cấp trên quan tâm, cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện, Hội LHPN huyện Đông Sơn đã định hướng và thành lập điểm một số mô hình kinh tế tập thể (KTTT) do hội viên, phụ nữ làm chủ đạt kết quả. Qua kiểm tra, đánh giá thực hiện mô hình, để xây dựng và duy trì, mở rộng, phát triển mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ, cần có sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ hội các cấp, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời có biểu dương khen thưởng kịp thời, động viên hội viên, phụ nữ làm tốt, làm hiệu quả để tạo động lực cho chị em và nhiều hội viên, phụ nữ khác phấn đấu. Bên cạnh đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để đồng hành, hỗ trợ tổ chức hội và hội viên, phụ nữ xây dựng mô hình qua các khâu: Chọn giống cây, con, nguyên liệu; vốn vay; hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng thương hiệu; đấu mối tiêu thụ sản phẩm, tham quan thực tế các mô hình hiệu quả... Với cách làm trên, đến nay, toàn huyện đã thành lập được 5 mô hình, trong đó có 2 HTX, 3 tổ liên kết và 4 cửa hàng giới thiệu sản phẩm an toàn do phụ nữ sản xuất. Một số sản phẩm của hội viên đã được dán tem truy xuất nguồn gốc. Các mô hình trên đang tạo việc làm cho khoảng 300 lao động nông nhàn với mức thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng, trong đó lao động nhiều nhất tập trung ở HTX và tổ liên kết trồng và chế biến nấm, sản xuất rau an toàn công nghệ cao.

Lê Thị Vui

Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Sơn

Bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương để xây dựng mô hình kinh tế tập thể phù hợp

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn

Thạch Thành là một trong những huyện miền núi sớm thành lập mô hình kinh tế tập thể (KTTT) do phụ nữ làm chủ. Hiện toàn huyện có 12 mô hình KTTT ở các lĩnh vực: Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người/tháng. Các mô hình, ngành nghề do chị em làm chủ đã liên kết sản xuất đầu vào, đầu ra sản phẩm và khắc phục được hạn chế sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giúp nhiều hội viên khó khăn có điều kiện vươn lên sản xuất, thoát nghèo và nhiều hội viên có điều kiện tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất bền vững. Tiêu biểu như: HTX sản xuất mật ong Hưởng Hoa, Tổ hợp tác sản xuất mật mía Thạch Sơn, HTX dịch vụ tổng hợp xã Thành Hưng... Từ thực tế duy trì hoạt động hiệu quả của các mô hình KTTT trên địa bàn huyện, hội LHPN huyện rút ra kinh nghiệm: Phải bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương để xây dựng mô hình KTTT do phụ nữ làm chủ cho phù hợp với từng vùng, miền; căn cứ nhu cầu thị trường, đây là phần quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của sản phẩm; sự nhiệt huyết, trách nhiệm của cán bộ hội các cấp. Trong quá trình thực hiện, các cấp hội LHPN huyện đã xây dựng kế hoạch, định hướng cho hội viên sản xuất để tập hợp thành tổ, nhóm và chuẩn bị các khâu, từ nhân sự điều hành, lựa chọn giống, nguyên liệu, kết nối thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, huy động vốn vay... và tổ chức ra mắt. Cùng với đó, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành chức năng, huyện hội tăng cường giới thiệu sản phẩm qua nhiều kênh, phối hợp kiểm tra các mô hình sản xuất phải gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Hiện nay, huyện hội đang phối hợp với địa phương, các ngành chức năng khôi phục làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Thành Thọ và các xã lân cận, tiến tới thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp xã Thành Thọ, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên, hướng hội viên liên kết sản xuất, bền vững.

Bùi Thị Bích Thủy

Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạch Thành

Xóa mù và chống tái mù chữ để hội viên phụ nữ miền núi khó khăn tiếp cận kiến thức khoa học - kỹ thuật, phát triển sản xuất

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn

Trung Lý là xã khó khăn của huyện Mường Lát, có địa hình đồi núi cao, giao thông không thuận lợi. Cuối năm 2018, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng thành công mô hình tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản tại bản Nà Ón gồm 15 thành viên tham gia chăn nuôi 39 con dê. Sau hơn 6 tháng, đàn dê đã sinh sản, tăng lên 84 con. Lần đầu tiên mô hình kinh tế tập thể được thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả ở bản dân tộc Mông còn nhiều khó khăn đã bước đầu làm thay đổi nhận thức trông chờ, ỉ lại của bà con. Các hộ rất tích cực, phấn khởi và có ý thức sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Hiện nay, đời sống người dân đa phần vẫn rất khó khăn, thiếu vốn, thiếu kiến thức, trình độ dân trí thấp, nên từ hiệu quả của mô hình chăn nuôi dê, nhiều hội viên mong muốn được Nhà nước hỗ trợ sản xuất bằng giống gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện, tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân. Đa phần người dân ở độ tuổi từ 40 trở lên không biết tiếng Kinh nên việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và các chương trình phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa... còn nhiều hạn chế, bất cập. Do vậy cùng với hỗ trợ sản xuất, bà con cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành, tổ chức hội trong việc mở lớp xóa mù, chống tái mù chữ để chị em biết và hiểu tiếng Kinh thì mới tiếp thu được chủ trương, nội dung chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất và áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, việc tổ chức các mô hình sản xuất cần thực hiện theo hướng cầm tay chỉ việc, sát sao với hội viên, định hướng cho hội viên phát triển sản xuất cây, con, ngành nghề phù hợp thì mới thành lập được mô hình kinh tế tập thể để chị em cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp đỡ nhau vượt khó... từng bước vươn lên thoát nghèo.

Ngân Thị Vân

Chủ tịch Hội LHPN xã Trung Lý (Mường Lát)

Hỗ trợ con giống sinh sản - chiếc “cần câu” thoát nghèo

Kinh tế tập thể - hướng thoát nghèo bền vững cho hội viên, phụ nữ đặc biệt khó khăn

Chúng tôi là hội viên nghèo, dân tộc Thái ít có điều kiện tiếp cận sản xuất theo phương pháp mới, khoa học, vừa thiếu vốn, thiếu kiến thức... nên không tự tin trong sản xuất. Chủ yếu phụ nữ nông thôn làm thuê hoặc ở nhà chăn nuôi nhỏ lẻ vài con gà, con lợn. Vì không có điều kiện nên chăn nuôi tạm bợ, có đợt bị dịch mất trắng. Gia đình tôi nhiều năm thuộc hộ nghèo, chồng là lao động chính nhưng hay ốm đau do lao động nặng, con gái đầu bị bệnh đao, 2 người con sau đang còn nhỏ, học tiểu học nên kinh tế gia đình càng khó khăn hơn. Với mong muốn được hỗ trợ con giống là bò cái sinh sản, gia đình tôi nói riêng, chị em phụ nữ nói chung đều rất phấn khởi vì chỉ sau một năm hoặc nhanh thì vài tháng bò sẽ sinh sản và có bê con để bán. Ở miền núi nuôi bò là hợp lý nhất, nên khi được hỗ trợ mua bò giống sinh sản, chúng tôi rất vui, coi như từ nay chúng tôi đã có chiếc “cần câu” để thoát nghèo. Trước đây, một số hộ gia đình nghèo trong thôn, xã cũng được cho con giống nhưng không được hướng dẫn thường xuyên về phương pháp, cách làm nên hiệu quả không cao. Nay chúng tôi được chủ động chọn mua con giống theo ý của mình, bỏ thêm vốn của gia đình để nuôi và được cán bộ thú y giúp đỡ tận tình, chắc chắn gia đình tôi cũng như nhiều hộ nghèo khác sẽ có động lực thoát nghèo.

Hà Thị Ngoan

Hội viên phụ nữ xã Xuân Thái (Như Thanh)

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]