Ngày 4/11, tại Hải Hậu (Nam Định), Công ty TNHH Biển Đông DHS đã tổ chức lễ khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn theo công nghệ quốc tế dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và tỉnh Nam Định. Đây là nhà máy giết mổ lớn nhất tại khu vực miền Bắc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khánh thành nhà máy giết mổ lớn nhất khu vực miền Bắc

Ngày 4/11, tại Hải Hậu (Nam Định), Công ty TNHH Biển Đông DHS đã tổ chức lễ khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn theo công nghệ quốc tế dưới sự chủ trì của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và tỉnh Nam Định. Đây là nhà máy giết mổ lớn nhất tại khu vực miền Bắc.

Nhà máy Biển Đông DHS tại Nam Định được khánh thành là một trong những hoạt động hướng đến xây dựng chuỗi đầu tư và phát triển khu chăn nuôi xanh để cung cấp cho thị trường sản phẩm thịt lợn sạch có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể tất cả các dây chuyên giết mổ lợn tự động đồng bộ được nhập khẩu từ Hàn Quốc và được Bộ NN&PTNT Việt Nam đánh giá là hiện đại bậc nhất cả về quy mô và công nghệ. Dây chuyền giết mổ có công suất 300 con lợn/giờ (trọng lượng lợn từ 100 - 105 kg). Sản phẩm chính của Biển Đông DHS là thịt lợn đông lạnh, các sản phẩm từ thịt lợn được chế biến qua gia nhiệt.

Phát biểu tại Lễ khánh thành, ông Vũ Trọng Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH Biển Đông DHS cho hay: Chúng tôi làm nhà máy này vì trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội và khát khao nền nông nghiệp Việt Nam thay đổi. Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn nhất là trong vấn đề vay vốn vì đầu tư vào nông nghiệp là rủi ro rất cao, khó thu hồi vốn khiến các ngân hàng e ngại. Được sự ủng hộ của Bộ NN&PTNT, Ngân hàng NN&PTNT Nhà máy Biển Đông DHS đã được xây dựng thành công.

Cạnh đó, với sự hỗ trợ, hợp tác của đối tác đến từ Hàn Quốc (Công ty Deawon), chúng tôi đã nỗ lực thực hiện các giải pháp cần thiết để từng bước đưa sản phẩm của nhà máy sang thị trường Hàn Quốc, hiện Công ty đã ký kết hợp tác sản xuất sản phẩm thịt phục vụ thị trường Việt Nam và xuất sang Hàn Quốc thông qua công ty Deawon.

Việc khánh thành tổ hợp sản xuất và chế biến thịt lợn công nghệ quốc tế tại Nhà máy Biển Đông DHS là một bước tiến quan trọng trong chiến lược quy hoạch vùng nguyên liệu thuộc các tỉnh thành và khu vực: Nam Định, Thái Bình và các tỉnh phía Bắc.

Một trong những đối tác quan trọng của Biển Đông DHS trong việc xây dựng mạng lưới trang trại tại các tỉnh phía Bắc, đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng khi Nhà máy Biển Đông đi vào sản xuất ổn định là Tập đoàn De Heus. Nguyên liệu cho nhà máy Biển Đông sẽ được thu mua từ các trang trại trong chuỗi liên kết của De Hues, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn VietGAP, quy trình quản lý nghiêm ngặt về tất cả các yếu tố đầu vào của trang trại, sử dụng chương trình thức ăn theo chuỗi liên kết, đảm bảo ổn định cho đầu ra sản phẩm.

Ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc Tập đoàn De Hues (DHS) khu vực châu Á cho biết: "Trong 2-3 năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi heo đã có sự thay đổi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng thịt heo sạch, an toàn của người dân ngày càng tăng cao, đây là khó khăn song cũng là cơ hội để đẩy mạnh chuỗi thịt heo chế biến và XK. Tại sự kiện này đã có nhiều đối tác đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… đều là những thị trường lớn đang có nhu cầu nhập thịt chế biến. Nếu Biển Đông DHS đáp ứng được những tiêu chuẩn của đối tác thì chắc chắn sẽ sớm XK được thịt lợn.

"Những năm qua, De Heus đã thực hiện nhiều mối liên kết trong sản xuất chuỗi thịt gà ở miền Nam và sẽ tiếp tục triển khai nhiều chuỗi như vậy trong chăn nuôi heo ở miền Bắc. Với sự hỗ trợ, quyết tâm của Chính phủ Hà Lan, Chính phủ Việt Nam và nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chúng tôi mong muốn Chính phủ hai bên sẽ tăng cường kết nối nhằm xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh đạt chuẩn thế giới. Nếu thành công, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội XK thịt gà, thịt heo, trứng, sữa…", ông Gabor Fluit nói.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành nhà máy, ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - cho biết: Nam Định có 800.000 đàn lợn, đây là nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho nhà máy. Do đó, tỉnh Nam Định cần xác định xây dựng bằng được vùng an toàn dịch bệnh, đây sẽ là cơ sở cần thiết để nhà máy Biển Đông DHS xây dựng chuỗi sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế.

Hiện Bộ NN&PTNT thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có tái cơ cấu ngành chăn nuôi và đã hỗ trợ Công ty Biển Đông DHS về cơ chế, chính sách để nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Sắp tới, khi dự án Luật Chăn nuôi được Quốc hội thông qua, chúng ta sẽ có đủ cơ sở pháp lý để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

"Sau lễ khánh thành, đề nghị Công ty TNHH Biển Đông DHS phối hợp với địa phương xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trên cơ sở liên kết chặt chẽ với các HTX, trang trại ở Nam Định. Đồng thời phối hợp với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc chế biến sâu các sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường trong nước, hướng trọng tâm xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài, trước mắt là Hàn Quốc, Trung Quốc. Đề nghị tỉnh Nam Định tích cực hỗ trợ các trang trại tham gia liên kết với các HTX, DN nhằm xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Theo Baocongthuong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]