(Baothanhhoa.vn) - Cùng với sự phát triển chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hóa đơn điện tử đang dần được sử dụng để thay thế hóa đơn giấy thông thường. Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm từ chi phí in ấn, gửi hóa đơn đến thuận tiện trong việc lưu trữ, quản lý. Tuy nhiên, để lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử đạt tiến độ và quy định đề ra, cần sự nỗ lực lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước, DN và cả người dân trong việc thay đổi nhận thức về sử dụng hóa đơn điện tử.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng tới 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

Cùng với sự phát triển chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hóa đơn điện tử đang dần được sử dụng để thay thế hóa đơn giấy thông thường. Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm từ chi phí in ấn, gửi hóa đơn đến thuận tiện trong việc lưu trữ, quản lý. Tuy nhiên, để lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử đạt tiến độ và quy định đề ra, cần sự nỗ lực lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước, DN và cả người dân trong việc thay đổi nhận thức về sử dụng hóa đơn điện tử.

Hướng tới 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

Cửa hàng Xăng dầu Hàm Rồng thuộc Công ty Xăng dầu Thanh Hóa xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng.

Từ 1- 4-2018, toàn bộ hệ thống bán hàng và phát hành hóa đơn trực thuộc Công ty Xăng dầu Thanh Hóa đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử. Ông Trần Minh Thắng - kế toán trưởng Công ty Xăng dầu Thanh Hóa, cho biết: Trung bình hàng tháng, đơn vị phát hành khoảng 35.000 hóa đơn. Khi còn sử dụng hóa đơn giấy, việc lưu trữ, bảo quản, vận chuyển hóa đơn khá tốn kém thời gian, công sức và chi phí. Sau hơn 1 năm triển khai sử dụng hóa đơn điện tử, DN này đánh giá, việc sử dụng hóa đơn điện tử giảm tới 40% chi phí so với hóa đơn giấy. Bên cạnh đó, việc tra cứu cũng thuận lợi, dễ dàng hơn rất nhiều do hóa đơn được lưu trữ trên mạng internet, DN hoặc người mua hàng chỉ cần truy cập vào website của Petrolimex, gõ mã tra cứu là có thể lấy được file điện tử hoặc in hóa đơn ở mọi lúc, mọi nơi. Không những vậy, hóa đơn điện tử cũng minh bạch hơn trong mua bán hàng hóa, hạn chế tối đa các hành vi gian lận như: Tẩy, xóa, sửa chữa, khai khống hóa đơn để trục lợi mà trước kia mặt hàng xăng dầu dễ bị lợi dụng.

Theo thống kê của Cục Thuế tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 581/7.584 DN phát sinh doanh thu sử dụng hóa đơn điện tử, chiếm 8% tổng số DN phát sinh doanh thu trên địa bàn. Đại diện Cục Thuế tỉnh, cho biết: Hóa đơn điện tử là một bước đột phá trong cải cách hành chính thuế, giúp DN cải thiện môi trường kinh doanh và lành mạnh hóa nền tài chính. Thay vì việc DN tốn quá nhiều thời gian để làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy hàng tháng, thì nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ giúp DN tối ưu toàn bộ thời gian, thuận lợi cho việc hạch toán kế toán, đối chiếu dữ liệu với quá trình xử lý thông tin nhanh chóng từ hệ thống kế toán, hệ thống thanh toán. Dịch vụ sẽ được liên kết, đồng bộ hóa vào phần mềm hóa đơn điện tử, tiết kiệm thời gian, DN phải số hóa các thông tin về khách hàng, sản phẩm, dịch vụ. Đây cũng là một bước tối ưu các thủ tục về quản lý tình hình hóa đơn dành cho DN để theo kịp xu thế và hòa mình vào môi trường kinh doanh công nghệ cao. Tính toán của các chuyên gia kinh tế cho thấy, tùy từng loại hình hoạt động của DN và cách thức quản lý, hóa đơn điện tử có thể giúp DN giảm được 70% các bước quy trình phát hành, giảm 90% các tranh chấp liên quan tới hóa đơn, đồng thời, tiết kiệm tối đa tới 80% chi phí cho mỗi hóa đơn và hạn chế tối đa các trường hợp sai sót.

Ngày 12-9-2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 119/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ. Theo đó, chậm nhất đến ngày 1-11-2020, 100% DN, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân kinh doanh phải thực hiện hóa đơn điện tử. Nghị định cũng quy định lộ trình cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho DN chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Để triển khai thực hiện phổ cập hóa đơn điện tử trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh đã ban hành quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo triển khai diện rộng hệ thống dịch vụ thuế điện tử. Đồng thời, xây dựng lộ trình cụ thể trong việc sử dụng hóa đơn điện tử đối với DN, tổ chức, cá nhân. Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2019, có 70% DN và tổ chức thuộc quản lý của Cục Thuế tỉnh sử dụng hóa đơn điện tử; 60% DN, tổ chức, 20% cá nhân đang sử dụng hóa đơn giấy thuộc quản lý của các chi cục thuế chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử. Các kế hoạch tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế sử dụng hóa đơn điện tử cũng sẽ được tích cực triển khai trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc thực hiện lộ trình đề ra trong sử dụng hóa đơn điện tử hiện còn khá nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do khi triển khai hóa đơn điện tử đòi hỏi DN, tổ chức, cá nhân phải được trang bị hệ thống máy tính, mạng intenet cùng nhân lực vận hành phần mềm. Với các DN mới thành lập, DN nhỏ, siêu nhỏ, hộ cá nhân, điều này là không dễ thực hiện. Bên cạnh đó, nhiều DN còn có tâm lý ngại thay đổi cách làm truyền thống, đồng thời, e dè về sự đồng bộ giữa DN với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc triển khai hóa đơn điện tử và nhiều thủ tục vẫn đòi hỏi hóa đơn giấy. Cũng có không ít DN “ngại”, né tránh việc phải thực hiện hóa đơn điện tử phải thực hiện thủ tục xuất hóa đơn trong ngày vì một số nguyên nhân và biện minh còn hóa đơn giấy chưa sử dụng hết để trì hoãn. Do đó, để lộ trình thực hiện hóa đơn điện tử đạt tiến độ và quy định đề ra, khi DN đã sử dụng hóa đơn điện tử, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải theo kịp để đồng bộ hóa trong việc áp dụng. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh các giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho DN, hộ kinh doanh về những lợi ích trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]