(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 137 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) hàng hóa đến thị trường của 46 quốc gia trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, thì EU là một trong những thị trường mới và giàu tiềm năng đang được các DN chú trọng khai thác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệp định EVFTA - cơ hội cho nhiều ngành hàng xuất khẩu

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 137 doanh nghiệp (DN) tham gia xuất khẩu (XK) hàng hóa đến thị trường của 46 quốc gia trên thế giới. Ngoài những thị trường truyền thống, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, thì EU là một trong những thị trường mới và giàu tiềm năng đang được các DN chú trọng khai thác.

Hiệp định EVFTA - cơ hội cho nhiều ngành hàng xuất khẩuCông nhân Tổng Công ty Tiên Sơn trong ca sản xuất.

Thông tin từ Phòng Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương, hiện các mặt hàng XK đi EU của Thanh Hóa chủ yếu là hàng may mặc, giầy da. Đây cũng là mặt hàng chủ lực, chiếm tới 70% kim ngạch XK của tỉnh và đang có dư địa phát triển tốt do những lợi thế về nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ. Ngoài ra, một số mặt hàng thủy sản, rau quả, thực phẩm cũng đã chinh phục được các thị trường này, với một số DN đã có kinh nghiệm và thương hiệu trên thị trường, như: Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa, Công ty TNHH Tư Thành, các DN trong lĩnh vực chế biến, XK đá...

Ngày 8-6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Với hiệp định này, Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển duy nhất trên thế giới và là quốc gia thứ 2 trong khối ASEAN có hiệp định thương mại tự do với EU - cộng đồng kinh tế hàng đầu trên thế giới với quy mô 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa lên đến 18.000 tỷ USD. Theo phân tích từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần giúp đa dạng hóa thị trường để không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, từ đó giúp bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, gần 100% hàng hóa XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Trong số các hiệp định thương mại được ký kết, đây là mức cam kết cao nhất mà đối tác dành cho Việt Nam. Do vậy, EVFTA được đánh giá sẽ tạo ra cú hích rất lớn cho XK của Việt Nam và các địa phương có tiềm năng. Cùng với đó, EVFTA được phê chuẩn và có hiệu lực trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là điểm đến của nhiều nhà đầu tư từ EU và trên toàn thế giới.

Với ngành hàng dệt may, EVFTA mang lại rất nhiều cơ hội tiềm năng cho Việt Nam, bởi đây là thị trường có quy mô lớn nhất về tiêu thụ hàng dệt may. Trong khi đó, thương mại nội khối mới đáp ứng được 40% và 60% còn lại đến từ các nước đang phát triển ngoài EU. Do đó, khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa Việt Nam vào EU sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hàng Trung Quốc. Theo cam kết EVFTA, hàng dệt may vào EU sẽ giảm ngay về 0% khoảng 42,5% số dòng thuế, còn lại sẽ giảm về 0% trong 5-7 năm.

Sau dệt may, giầy da cũng là thị trường XK quan trọng đối với Việt Nam và thị trường EU hiện đang đứng thứ 2. Ngay khi EVFTA được áp dụng, 37% các dòng thuế về giày da sẽ được hưởng thuế 0% và phần còn lại sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình từ 3-7 năm. Trong đó, các mặt hàng có mức thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực tập trung vào các mặt hàng giầy thể thao, giầy vải và giầy cao su. Đây cũng chính là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng.

EVFTA cũng được các chuyên gia đánh giá làm tăng cơ hội, khả năng cạnh tranh đối với các mặt hàng thủy sản, gỗ, rau quả, trong đó một số mặt hàng, như: tôm, cá ngừ, ngao, bào ngư, dứa, dưa, thanh long, đồ dùng từ gỗ sẽ được giảm ngay dòng thuế về 0% ngay sau khi EVFTA có hiệu lực.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, EU là một trong 3 thị trường đối tác XK lớn nhất của Việt Nam. Tiềm năng của thị trường này còn rất lớn. Với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, EVFTA dự kiến giúp kim ngạch XK của Việt Nam sang EU tăng trưởng mạnh. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, tái cơ cấu chuỗi cung ứng theo định hướng đa dạng hơn, bền vững hơn. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giảm thiểu những thách thức gặp phải trong quá trình thực thi hiệp định, các DN cần nhanh chóng đầu tư nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm hàng hóa để tăng tính cạnh tranh, do tiêu chuẩn kỹ thuật và rào cản thương mại đối với các mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng vào thị trường EU rất cao. Bên cạnh đó, các DN cần chủ động nắm vững các nội dung của EVFTA, đặc biệt là các cam kết liên quan đến thuế quan gắn với quy tắc xuất xứ hàng hóa để tận dụng tốt cơ hội, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]