(Baothanhhoa.vn) - Mối quan hệ hữu cơ giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu chính là một trong những yếu tố thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm được quy luật này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng gắn kết sản xuất với xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu nhằm tạo những bước tiến bền vững, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gắn sản xuất với xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu

Mối quan hệ hữu cơ giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu chính là một trong những yếu tố thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm được quy luật này, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng gắn kết sản xuất với xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu nhằm tạo những bước tiến bền vững, hiệu quả.

Gắn sản xuất với xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu

Thu mua dứa nguyên liệu tại Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành (Nông Cống).

Với 2 sản phẩm chính là nước dứa đóng hộp xuất khẩu và ngô hộp, trong lộ trình phát triển, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống) đã chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu nhằm sản xuất bền vững. Mặc dù mới thành lập, còn nhiều khó khăn về vốn sản xuất, song công ty đã chủ động liên kết với ngân hàng, thực hiện hợp đồng đầu tư ứng trước phân bón, vật tư, giống cho nông dân, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất... Đồng thời, liên kết với các trung tâm công nghệ, đưa kỹ sư nông nghiệp đến hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng dứa và triển khai các giải pháp phát triển vùng dứa nguyên liệu. Đến nay, công ty đã liên kết với người trồng dứa tại các huyện Yên Định, Cẩm Thủy, thị xã Bỉm Sơn..., với tổng diện tích gần 200 ha, tiêu thụ khoảng 15.000 tấn dứa nguyên liệu/năm. Bên cạnh việc liên kết thu mua sản phẩm với người trồng dứa, công ty còn thực hiện tích tụ hơn 3 ha đất tại xã Trung Thành (Nông Cống) để sản xuất ngô ngọt xuất khẩu. Anh Hoàng Ngọc Hà, giám đốc công ty, cho biết: “Việc liên kết sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu mang lại lợi ích 2 chiều. Không chỉ bảo đảm nguồn nguyên liệu sạch, đúng tiêu chuẩn chất lượng cho công ty mà còn hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu tình trạng khủng hoảng cung – cầu về sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp người dân yên tâm sản xuất”.

Xu thế gắn kết giữa doanh nghiệp với vùng nguyên liệu cũng được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tĩnh Gia áp dụng có hiệu quả. Trong đó, hầu hết các doanh nghiệp chịu trách nhiệm đầu tư vốn không tính lãi và bao tiêu sản phẩm theo giá cả thị trường cho các chủ phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản; các chủ phương tiện chịu trách nhiệm cung ứng sản phẩm hải sản lâu dài cho doanh nghiệp. Hình thức hợp tác này giúp doanh nghiệp và ngư dân gắn trách nhiệm với nhau và gìn giữ được các mối quan hệ truyền thống. Về phía các chủ phương tiện, nguồn vốn ban đầu giúp họ đầu tư vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho mỗi chuyến ra khơi. Đối với doanh nghiệp, luôn được bảo đảm cung ứng nguồn nguyên liệu ổn định để lập kế hoạch sản xuất hằng tháng. Công ty CP Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải, doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản lớn nhất trên địa bàn huyện, với các sản phẩm chủ đạo là chả cá, bột cá, cá phi lê xuất khẩu. Công ty hiện đang có nhà máy chế biến chả cá surimi để xuất khẩu đi thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc với nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào khoảng hơn 450 tấn cá/ngày. Trong những năm qua, để bảo đảm sản xuất, doanh nghiệp đã hỗ trợ cho ngư dân vay đầu tư đóng mới tàu cá công suất lớn; đồng thời, đầu tư tàu dịch vụ hậu cần nghề cá có công suất 800 CV để thực hiện công tác hậu cần nghề cá và thu gom cá của ngư dân ngay trên biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có 46 doanh nghiệp, 450 cơ sở chế biến thủy, hải sản, hầu hết các đơn vị đều bỏ nguồn vốn để đầu tư phương tiện và liên kết với ngư dân thu mua, chế biến thủy, hải sản. Đây chính là nền tảng tạo nên sự phát triển ổn định của các khâu khai thác – thu mua – chế biến và tiêu thụ các sản phẩm hải sản tại địa phương.

Qua thực tế sản xuất cho thấy, việc gắn kết giữa các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy, hải sản với nông dân, ngư dân cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đã trở thành một xu thế để bảo đảm kinh doanh bền vững. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mối liên hệ giữa nhà máy – vùng nguyên liệu bền vững, như: Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty CP Mía đường Nông Cống, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh... Tuy nhiên, nhiều liên kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu còn lỏng lẻo, bị phá vỡ một phần do sự “bội tín” của doanh nghiệp, một phần do sự thiếu chuyên nghiệp của người nông dân khi tự ý bán sản phẩm ra ngoài thị trường.

Ðể khai thác tốt tiềm năng sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản của tỉnh, trước hết các nhà đầu tư phải nắm bắt được tín hiệu và thông tin của thị trường. Thắt chặt mối quan hệ giữa nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu và bảo đảm lợi ích hài hòa của hai bên là những yêu cầu quan trọng để công nghiệp chế biến phát triển ổn định, bền vững, nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]