(Baothanhhoa.vn) - Trong giai đoạn 2015-2017, Sở Công Thương đã ban hành hơn 100 văn bản chỉ đạo điều hành về công tác cải cách hành chính (CCHC), trong đó tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kế hoạch CCHC, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác CCHC, tham gia góp ý kiến cho các sở, ban, ngành về công tác CCHC và nhiều văn bản triển khai thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực CCHC.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Trong giai đoạn 2015-2017, Sở Công Thương đã ban hành hơn 100 văn bản chỉ đạo điều hành về công tác cải cách hành chính (CCHC), trong đó tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kế hoạch CCHC, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác CCHC, tham gia góp ý kiến cho các sở, ban, ngành về công tác CCHC và nhiều văn bản triển khai thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực CCHC.

Sản xuất gạch tuynel công nghệ cao tại Nhà máy gạch Vĩnh Hòa (Vĩnh Lộc).

Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp (DN), ngành công thương được đánh giá là tiên phong vì đang có những nỗ lực “nhập cuộc” mạnh mẽ. Cùng với việc bãi bỏ, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh, việc đẩy mạnh CCHC ngành công thương đang “dọn đường” cho những bước đi thuận lợi của DN.

Ngày 27-4 vừa qua, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1408/QĐ-BCT phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa 54 thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương trên 10 lĩnh vực: Năng lượng, điện, quản lý cạnh tranh, tiêu chuẩn đo lường, xúc tiến thương mại, an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu... Đây được đánh giá là “cuộc cách mạng lần thứ 3” trong lịch sử ngành công thương. Trước đó, năm 2016, Bộ Công Thương cũng đã thực hiện bãi bỏ, đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính. Năm 2017, Bộ Công Thương cũng cắt giảm và đơn giản hóa tới 183 thủ tục. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành công thương đã thực sự chuyển động và cải cách mạnh mẽ theo đúng tinh thần kiến tạo, đổi mới của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN phát triển kinh tế.

Thực hiện cắt giảm lần thứ 3 này của Bộ Công Thương, trong số 54 thủ tục trong diện bãi bỏ, đơn giản hóa, có 12 thủ tục được bãi bỏ và 42 thủ tục được đơn giản hóa tại 19 văn bản quy phạm pháp luật gồm 10 thông tư, 1 thông tư liên tịch, 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 7 nghị định. DN sẽ được “hưởng lợi” từ lộ trình cải cách mạnh mẽ, thông thoáng này để thuận lợi cho phát triển kinh tế.

Theo đó, đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát, điều chỉnh và bãi bỏ 9 thủ tục hành chính liên quan đến việc xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại. Cụ thể, Bộ Công Thương bãi bỏ thành phần hồ sơ quy định về hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại; thay thế Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, dịch vụ khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại bằng Bản sao giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật. Đồng thời, bãi bỏ quy định trách nhiệm chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại, thương nhân phải gửi văn bản thông báo cho Sở Công Thương nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Công Thương. Thay vào đó, trách nhiệm thông báo này thuộc về Bộ Công Thương cung cấp cho Sở Công Thương nơi thương nhân tổ chức khuyến mại để phối hợp quản lý. Bãi bỏ quy định về việc thông báo yêu cầu thương nhân hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ khi hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Đối với quy định về việc thông báo thực hiện khuyến mại, thời hạn gửi thông báo đến Sở Công Thương được giảm từ 7 ngày làm việc xuống 3 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

Ngày 22-5 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2018 để hướng dẫn thực hiện các nội dung này. Khảo sát tại các DN được tác động từ việc thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính, đại diện Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa cho biết: Việc đơn giản thủ tục hành chính, bãi bỏ một số thủ tục vừa qua, giúp DN thuận lợi, chủ động hơn trong hoạt động, kinh doanh. Điển hình như Nghị định 81/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành mới đây đã bỏ trần khuyến mại; thời gian thông báo về chương trình khuyến mại cũng được giảm bớt. Hạn mức khuyến mại, giảm giá 100% cũng được áp dụng với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định. Nhờ đó, giúp DN thu hút được khách hàng dễ dàng hơn.

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương bãi bỏ, đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính. Trong đó, bãi bỏ, đơn giản quy định về tài liệu trong hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm; đồng thời, bãi bỏ nội dung “diện tích nhà xưởng”, “hệ thống thông gió”, “hệ thống chiếu sáng’ tại Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 58/2014/TT-BCT.

Trước đó, ngày 15-1, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương. Theo nghị định này, 675 điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm thuộc 8 lĩnh vực: Xăng dầu, thuốc lá, điện lực, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương. Tại nghị định này, Chính phủ bãi bỏ quy định thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký kinh doanh xăng dầu; bãi bỏ quy định về quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu. Đồng thời, không còn yêu cầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cơ sở kinh doanh xăng dầu khi được đầu tư mới phải có địa điểm phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Theo thông tin từ Sở Công Thương, cùng với việc bãi bỏ, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Thanh Hóa tiếp tục chủ động thực hiện các chương trình, kế hoạch CCHC nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng cho DN phát triển. Trong giai đoạn 2015-2017, Sở Công Thương đã ban hành hơn 100 văn bản chỉ đạo điều hành về công tác CCHC, trong đó tập trung vào các lĩnh vực xây dựng kế hoạch CCHC, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác CCHC, tham gia góp ý kiến cho các sở, ban, ngành về công tác CCHC và nhiều văn bản triển khai thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa trong lĩnh vực CCHC.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính, công khai các trình tự, thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí, lệ phí. Đơn giản hóa thủ tục hành chính để thuận lợi cho tổ chức và công dân khi đến giao dịch công việc. Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao của các phòng, ban và đơn vị trực thuộc. Thực hiện công khai minh bạch các hoạt động công vụ; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính của cơ quan hành chính các cấp. Triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của sở. Trong giai đoạn 2015-2018, định kỳ hàng năm, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch CCHC. Trong quá trình xây dựng và ban hành kế hoạch CCHC, Sở Công Thương xác định rõ các nhiệm vụ cụ thể và giám sát việc triển khai, thực hiện theo quy định, chương trình, kế hoạch chung của tỉnh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]