Theo đánh giá của Chính phủ, tham gia CPTPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp siêu nhỏ dễ bị "hụt hơi" khi tham gia CPTPP

Theo đánh giá của Chính phủ, tham gia CPTPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước, khẳng định vai trò và vị thế địa chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

Kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9/2017 cho thấy, hiệp định CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi. Thêm vào đó, tham gia CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Tuy vậy, theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền (đoàn Nghệ An), nếu chúng ta biết tận dụng sẽ biến thành cơ hội hoặc không biết tận dụng sẽ thành thách thức. Bên lề kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, ngày 5/11, đại biểu Nguyễn Thanh Hiền đã có một số trao đổi với phóng viên nhằm làm rõ hơn về tầm quan trọng của hiệp định CPTPP cũng như những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp và nền kinh tế.[Hiệp định CPTPP: Chủ động theo phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến]- Xin ông cho biết những đánh giá của mình về cơ hội của Việt Nam khi gia nhập hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)?Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền: Gia nhập CPTPP Việt Nam sẽ có cả những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Trước hết, khi tham gia Hiệp định này chúng ta sẽ có những lợi thế về mặt kinh tế. Xét trong 11 nước tham gia hiệp định này, sẽ là thị trường rất lớn cho chúng ta. Khi tham gia chúng ta sẽ có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời tạo cơ hội cho chúng ta nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, gắn liền với điều đó là tạo sức cạnh tranh mới trong lĩnh vực kinh tế. Việc tham gia CPTPP cũng giúp chúng ta tiếp tục hoàn thiện thể chế về pháp luật của nền kinh tế. Trong thời gian vừa qua chúng ta có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện thể chế nhưng khi tham gia hiệp định lần này sẽ là yêu cầu bắt buộc yêu cầu khẩn trương để chúng ta làm tốt vấn đề này, tạo ra một thể chế vừa phù hợp với điều kiện của chúng ta đồng thời vừa phù hợp với yêu cầu thế giới. Hơn nữa, khi tham gia CPTPP chúng ta sẽ có điều kiện thu hút đầu tư tốt hơn và chúng ta có điều kiện hoàn thiện, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, minh bạch hơn, tạo cơ hội thu hút đầu tư từ các tổ chức quốc tế vào thị trường Việt Nam nhiều hơn. Một cơ hội nữa là lợi thế của Việt Nam chúng ta, đó là trong quá trình tham gia hiệp định này chúng ta sẽ hoàn thiện việc tạo cơ hội để tăng thu ngân sách, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân. Tuy nhiên, điều đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Nếu chúng ta biết tận dụng sẽ biến thành cơ hội hoặc không biết tận dụng sẽ thành thách thức.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

- Vậy những thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp của Việt Nam là gì, thưa ông?Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền: Về thách thức chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất đó là về vấn đề kinh tế. Một thị trường lớn, nếu chúng ta không thay đổi đươc cơ cấu phát triển nền kinh tế thì với các mặt hàng không là lợi thế của chúng ta trong nông nghiệp, như thịt gà, thịt lợn hay trong công nghiệp như thép, giấy, ôtô và trong dịch vụ là dịch vụ quảng cáo, dịch vụ logictic,… thì sẽ khó để cạnh tranh và mở rộng thị trường. Đây là những vấn đề chúng ta cần hết sức quan tâm. Thách thức thứ hai về vấn đề thu ngân sách, trước mắt khi chúng ta phải giảm thuế nhập khẩu, về ngân sách sẽ phải giảm so với trước đây. Tiếp đến là về hoàn thiện thể chế. Đây là quá trình để chúng ta tiếp tục hoàn thiện với yêu cầu hết sức khẩn trương. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã có sự cố gắng nhưng khi tham gia hiệp định, bắt buộc chúng ta trước mắt cần phải sửa đổi 8 bộ luật, 8 dự án luật cũng như một số văn bản dự luật như: Luật lao động, Luật phòng chống tham nhũng, Luật tố cáo, Luật tố tụng hình sự, luật kinh doanh bảo hiểm, luật an toàn thực phẩm... Một thách thức nữa là về vấn đề lao động, việc làm. Khi tham gia hiệp định, một số doanh nghiệp của chúng ta sẽ không đủ sức cạnh tranh, sẽ dẫn tới phá sản. Do đó chúng ta phải có kế hoạch chăm lo đối với các đối tượng bị phá sản như thế nào? Đây cũng là vấn đề cần phải lưu ý. Ngoài ra, khi tham gia hiệp định này chúng ta phải quan tâm sửa đổi bộ luật lao động để phù hợp giúp người lao động của chúng ta có những lợi thế. Tôi đơn cử vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, đặc biệt cần hình thành các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động vừa đáp ứng yêu cầu pháp luât Việt Nam, vừa phù hợp với tổ chức lao động thế giới nhưng đặc biệt giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Chính vì vậy, khi chúng ta gia nhâp hiệp định này sẽ vừa có cơ hội vừa có thách thức. Điều quan trọng nhất, chúng ta cần biến các cơ hội thực sự thành cơ hội đồng thời thách thức đó cũng thành cơ hội thì chúng ta mới có hội nhập thành công.- Theo ông, với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia sân chơi lớn này cần có sự chuẩn bị như thế nào?Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền: Với các doanh nghiệp Việt Nam, khi tham gia hiệp định cần có hiểu biết luật pháp, tuân thủ luật pháp; cần chuẩn bị nội lực về cơ sở thiết bị, năng lực quản lý và tính minh bạch,… Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi và vươn lên. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chúng ta thành lập rất nhiều nhưng phần lớn doanh nghiệp của chúng ta gặp các khó khăn về trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ cũng như nguồn lực lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần chủ động xác định thế mạnh của mình, lựa chọn mặt hàng phù hợp thuộc về thế mạnh của địa phương hoặc của nguồn lao động để có điều kiện cạnh tranh phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp. Khi tham gia sân chơi này, các doanh nghiệp siêu nhỏ dễ bị hụt hơi nếu không được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý xây dựng đội ngũ cán bộ trong quản lý nhân lực, nguồn lao động đáp ứng trình độ hội nhập.- Xin cảm ơn ông./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]