Sau một thời gian phát triển, mở rộng quy mô, bài toán khó đặt ra với doanh nghiệp là vấn đề quản trị, bởi thực tế nhãn tiền là đã có những doanh nghiệp vì quản trị kém nên phải đối mặt nguy cơ phá sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp “phình” to, lấn cấn chuyện quản trị

Sau một thời gian phát triển, mở rộng quy mô, bài toán khó đặt ra với doanh nghiệp là vấn đề quản trị, bởi thực tế nhãn tiền là đã có những doanh nghiệp vì quản trị kém nên phải đối mặt nguy cơ phá sản.

Một công ty tư nhân lớn của Việt Nam vừa công bố có được khoản lợi nhuận “nho nhỏ” trong quý I/2018 sau một thời gian khá dài kinh doanh thua lỗ. Công ty này vốn đang ăn nên làm ra, song sau khi mở rộng đầu tư kinh doanh, trồng cao su, kinh doanh bất động sản… ở trong nước và nước ngoài, thì lâm vào cảnh nợ nần, thua lỗ lớn.

Lý do công ty này làm ăn bết bát được lý giải là vì các vấn đề về thị trường, song một phần nguyên nhân khác là do quản trị, quản lý yếu kém. Quy mô công ty phình to, nhưng năng lực quản lý, quản trị không theo kịp thì hệ lụy nhãn tiền chính là đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả.

Không chỉ công ty này, mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác cũng trong tình trạng “lấn cấn” về việc quản trị ra sao, sau khi mở rộng kinh doanh, đầu tư. Bởi vậy, ngay sau khi Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Quản trị chuyên nghiệp” được phát sóng, rất nhiều khán giả của chương trình đã bày tỏ mối quan tâm đối với việc nên hay không thành lập bộ phận giám sát độc lập trong một công ty gia đình đang ngày càng kinh doanh phát đạt.

Tình huống chương trình đưa ra là một công ty gia đình trong lĩnh vực kinh doanh may mặc, sau 23 năm phát triển, đã mua lại một số nhà máy sản xuất và đơn vị phân phối ở các tỉnh, thành phố. Nhờ vậy, công ty đã phát triển với hệ thống sản xuất và phân phối rộng khắp cả nước.

Nhưng đây là lúc các cổ đông nhận ra rằng, cần có một bộ phận giám sát độc lập để hoạt động như một bên thứ ba, khách quan, kiểm soát và báo cáo trực tiếp tình hình doanh nghiệp lên Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Mặc dù vậy, CEO không đồng tình với đề xuất này và cho rằng, bộ phận có chức năng giám sát độc lập này giống như ban kiểm soát, chỉ cần thiết phải hình thành khi HĐQT đủ 11 thành viên, trong khi HĐQT hiện tại mới chỉ có ít thành viên. Hơn nữa, doanh nghiệp đã có hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập cùng các quy trình và đã có một số phòng kiểm soát chuyên môn, doanh nghiệp cũng đang phát triển rất tốt, nên không cần sự thay đổi.

“Trước khi doanh nghiệp phình to mà không thể kiểm soát, nên đi trước một bước để tránh phải xử lý khủng hoảng”, khán giả Đào Huy Hoàng bày tỏ quan điểm trên trang fanpage của chương trình.

Ủng hộ quan điểm của các cổ đông, khán giả Hoàng Anh Minh thẳng thắn bình luận: “Bộ phận kiểm soát riêng biệt giúp nâng cao tính trách nhiệm và hệ thống giải trình, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro như gian lận, vụ lợi, giảm xung đột lợi ích, nâng cao hiệu quả ra quyết định và uy tín của công ty”.

Trong khi đó, không ít người xem đồng tình với cách nhìn của CEO. “Hiện nay đã có hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu bổ sung thêm ban giám sát này sẽ làm tăng quỹ lương, chồng chéo công việc mà không mang lại hiệu quả thiết thực”, khán giả Đức Trí nói.

Còn khán giả Nguyễn Trung Thành, mặc dù đồng tình với việc cần có thêm những giải pháp để quản trị rủi ro, nhưng lại cho rằng, “việc bổ sung thêm một bộ phận kiểm soát là không cần thiết”.

Vậy đâu mới là giải pháp thỏa đáng cho doanh nghiệp? Khi ý kiến của các cổ đông và CEO vẫn đối nhau “chan chát”, tìm đến các chuyên gia tư vấn là giải pháp hữu hiệu. Bởi vậy, CEO của chương trình kỳ này - doanh nhân Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - sẽ “cầu viện” hai chuyên gia của chương trình là ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc PwC Việt Nam và ông Trần Quốc Việt, Thành viên HĐQT, kiêm Quyền Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Ecopark).

Đây là hai vị lãnh đạo doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm, có thể sẽ giúp các CEO có được các quyết định chính xác hơn khi điều hành doanh nghiệp.

Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề Doanh nghiệp gia đình - Quản trị doanh nghiệp được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (20/5) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (21/5) trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự đồng hành của PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC).

Theo Baodautu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]