(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, công tác phát triển doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tương đối tích cực. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN ngày càng được nâng lên, tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong năm 2018, toàn tỉnh có 3.222 DN thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ và đạt 107,5% kế hoạch. Thanh Hóa hiện vẫn duy trì vị trí là địa phương đứng thứ 7 cả nước về số DN đăng ký thành lập mới. Đến nay, toàn tỉnh có 13.275 DN đang hoạt động. Năm 2018, nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DN ước đạt 5.393 tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để phát triển doanh nghiệp bền vững và cân đối

Trong những năm qua, công tác phát triển doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tương đối tích cực. Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN ngày càng được nâng lên, tạo việc làm, thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động, góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong năm 2018, toàn tỉnh có 3.222 DN thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ và đạt 107,5% kế hoạch. Thanh Hóa hiện vẫn duy trì vị trí là địa phương đứng thứ 7 cả nước về số DN đăng ký thành lập mới. Đến nay, toàn tỉnh có 13.275 DN đang hoạt động. Năm 2018, nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DN ước đạt 5.393 tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh.

Để phát triển doanh nghiệp bền vững và cân đối

Lập trình viên Công ty TNHH Minh Lộ trong giờ làm việc.

Tuy nhiên, xét ở góc độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển DN trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu bền vững và mất cân đối, chưa khơi dậy được những lợi thế của tỉnh nhà. Tỷ lệ DN bình quân/vạn dân của tỉnh ta còn thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước. Số lượng DN thành lập mới nhiều, nhưng tỷ lệ DN giải thể, ngừng hoạt động cũng tăng nhanh. Năng lực cạnh tranh của các DN còn hạn chế. Đáng nói là, lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh của DN không đồng đều, dẫn đến nghịch lý “thiếu, thừa” trong cơ cấu hoạt động, khiến việc phát huy thế mạnh, nguồn nguyên liệu tại các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Các DN tập trung ở vùng đồng bằng và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ; thành lập DN ở khu vực miền núi gặp nhiều khó khăn; các DN sản xuất, chế biến còn chiếm tỷ lệ thấp.

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù tỷ lệ thành lập DN mới năm 2018 tăng 4,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, trong năm có tới 118 DN giải thể, tăng 28% so với cùng kỳ. Số lượng DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 816 DN, tăng 62% so với cùng kỳ. Con số này đã phản ánh một thực trạng, các DN trên địa bàn tỉnh còn yếu về năng lực cạnh tranh. Không ít lãnh đạo các địa phương thẳng thắn thừa nhận, nhiều DN được thành lập một cách vội vàng khi chưa hội tụ đủ các yếu tố cần thiết như năng lực tài chính, kỹ năng quản trị. Nhiều hộ cá thể thành lập DN trong tình trạng chín ép”, ”chín non” cho đủ chỉ tiêu, số lượng mà chưa quan tâm thực sự tới nội lực của DN cũng như sự cần thiết khi hoạt động dưới hình thức DN.

Còn theo số liệu điều tra của Cục Thống kê, tổng số DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn tỉnh hiện chiếm tới hơn 50% trong tổng số DN. Tuy nhiên các chỉ tiêu chủ yếu của khối DN này chiếm tỷ trọng khá thấp bởi các DN này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu kinh doanh các dịch vụ ngành thương mại bán buôn, bán lẻ, lưu trú, ăn uống... Lao động trong khu vực này chỉ chiếm 20% tổng số lao động, nguồn vốn chiếm 25%, doanh thu chiếm 38% và nộp ngân sách chiếm 28,4%. Mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, tỷ trọng lớn nhưng các DN này hiệu quả kinh doanh thấp, tạo ít việc làm và hoạt động thiếu bền vững.

Trong 50% số DN còn lại, số DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng chiếm tới 37,1%. Tuy nhiên, số lượng DN trong lĩnh vực xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo. DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến còn ít. Hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh sản phẩm của DN chưa cao. Các sản phẩm mới, sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao còn ít; sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển. Bên cạnh đó, mặc dù là một địa phương có tiềm năng lớn về nông, lâm nghiệp và thủy sản; tuy nhiên, số DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm chưa đến 10% tổng số DN. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DN này còn thấp, đóng góp vào tăng trưởng và ngân sách tỉnh không đáng kể.

Với 3.222 DN được thành lập mới trong năm 2018, xu hướng vận động vẫn không có nhiều chuyển biến. Các DN trong lĩnh vực dịch vụ tiếp tục tăng nhanh về số lượng. Điển hình như nhóm DN các lĩnh vực dịch vụ tăng 57%; lĩnh vực xây dựng tăng 42,8%; lĩnh vực khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế tăng 38%; sản xuất, phân phối điện, nước, ga tăng 32%...; trong khi các DN trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng chậm hơn như lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tăng 22%; lĩnh vực khai khoáng giảm 23%. Đồng chí Lê Trọng Thụ, Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa, cho biết: Là một địa bàn kinh tế năng động, nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh doanh, buôn bán trọng điểm của tỉnh, địa phương luôn thực hiện vượt chỉ tiêu thành lập DN mới theo kế hoạch đề ra. Thực tế, hoạt động của các DN vẫn trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Điển hình như năm 2018, TP Thanh Hóa thành lập 1.300 DN mới, vượt 18% kế hoạch. Tuy nhiên, các DN mới thành lập vẫn chủ yếu trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Các DN trong các lĩnh vực đang cần thiết đối với sự phát triển của địa phương lại chiếm số lượng ít, điển hình như chỉ có 8 DN thành lập mới trong lĩnh vực quản trị mạng, 11 DN trong lĩnh vực chế biến, không có DN mới trong lĩnh vực du lịch...

Được biết, tại Đề án phát triển DN tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; bên cạnh mục tiêu phát triển DN về số lượng thì chất lượng hoạt động của DN được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, đối với việc thành lập các DN mới, đề án cũng định hình rõ, ưu tiên phát triển các DN với những ngành, nghề đang thực sự cần thiết như: Các DN thuộc các ngành, lĩnh vực sản xuất, chế biến; khuyến khích phát triển các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; DN sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; các DN khoa học công nghệ và DN ở khu vực miền núi. Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, phát triển DN theo hướng nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh; quan tâm các DN sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, như: Sản phẩm sau lọc hóa dầu, ô tô, plastic, cơ khí, thiết bị điện, linh kiện và thiết bị điện tử, tin học,... chú trọng phát triển, mở rộng quy mô, nâng công suất các DN truyền thống, đang có lợi thế cạnh tranh và thị trường; hỗ trợ, phát triển một số DN lớn có năng lực tài chính, trình độ quản lý hiện đại, công nghệ thiết bị tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng, đủ năng lực thi công các dự án quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên toàn quốc, tiến tới chiếm lĩnh và chi phối thị trường trong tỉnh, trong nước. Với lĩnh vực dịch vụ, tập trung phát triển các DN kinh doanh sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, như: Dịch vụ cảng biển, vận tải biển, logistics; chú trọng kêu gọi các DN đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, thông tin và truyền thông với sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao; khuyến khích các DN đầu tư hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại TP Thanh Hóa, các thị xã, Khu Kinh tế Nghi Sơn và trung tâm các huyện...

Để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những yếu kém trong công tác phát triển DN, trong thời gian tới, bên cạnh mục tiêu số lượng, các ngành, các cấp cần hoạch định những bước đi vững chắc, cụ thể hơn. Tại hội nghị bàn giải pháp phát triển DN năm 2019 do Ban Chỉ đạo Phát triển DN tỉnh tổ chức, các đại biểu đã đề xuất, cùng công tác tuyên truyền, vận động thành lập DN mới, tỉnh cần nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên cơ sở dự toán kinh phí hàng năm, nhằm tạo thuận lợi nhất cho DN phát triển, nhất là các DN ở khu vực miền núi. Với công tác chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể “lên” DN, Cục Thuế tỉnh cần rà soát, đánh giá thực trạng, có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ kinh doanh. Kế hoạch đào tạo, phát triển DN năm 2019 cũng cần nghiên cứu thực hiện cho phù hợp, trong đó chú trọng phân bổ chỉ tiêu lớp đào tạo cho các DN đang hoạt động nhằm trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức pháp luật, kỹ năng quản trị DN cho đối tượng này. Đồng thời, phối hợp với ngành thuế, các hiệp hội để phân loại, tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với từng nhóm ngành, nghề. Triển khai các cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo phát triển.

Trong năm 2018, toàn tỉnh có 3.222 DN thành lập mới, tăng 4,3% so với cùng kỳ và đạt 107,5% kế hoạch. Thanh Hóa hiện vẫn duy trì vị trí là địa phương đứng thứ 7 cả nước về số DN đăng ký thành lập mới. Đến nay, toàn tỉnh có 13.275 DN đang hoạt động. Năm 2018, nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DN ước đạt 5.393 tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng thu nội địa trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

Từ khóa: Doanh nghiệp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]