(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 132 làng nghề với 36 nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), như: Đúc đồng, mây tre đan, đồ mỹ nghệ,... Với chính sách hỗ trợ phát triển TTCN, khôi phục nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới,... đã và đang giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 132 làng nghề với 36 nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), như: Đúc đồng, mây tre đan, đồ mỹ nghệ,... Với chính sách hỗ trợ phát triển TTCN, khôi phục nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới,... đã và đang giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động.

Đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

Nghề sản xuất kẹo lạc truyền thống, xã Phú Xuân (Thọ Xuân).

Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển TTCN, làng nghề truyền thống, thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất. Theo đó, UBND huyện đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và các làng nghề tham gia giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh. Từ đó, mở ra cơ hội hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Bên cạnh việc phát triển các nghề truyền thống; việc du nhập, nhân cấy nghề mới thời gian qua cũng được UBND huyện quan tâm, các nghề hiện đang phát triển trên địa bàn, như: Đan giỏ bằng bèo tây, làm lông mi giả, làm đũa, tăm xuất khẩu,... làng Mía, xã Thọ Diên (Thọ Xuân) được biết đến với đặc sản bánh gai Tứ Trụ. Tại đây, có 135 hộ đang làm nghề, thu hút trên 400 lao động, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Anh Lê Hữu Lâm, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống bánh gai Tứ Trụ, cho biết: Để xây dựng hướng đi lâu dài cho nghề, UBND huyện đã định hướng phát triển vùng nguyên liệu tại chỗ, như: Lúa nếp, cây lá gai... bước đầu đã cho hiệu quả nhất định trong việc giảm chi phí sản xuất. Thực tế những năm qua cho thấy, được sự hỗ trợ và khuyến khích của UBND huyện, các cơ sở sản xuất đã chú ý hơn đến việc áp dụng máy móc, thiết bị vào sản xuất như lò hấp, máy nghiền bột,... nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ông Lý Đình Sỹ, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Để phát triển ngành nghề TTCN, thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách khôi phục các nghề đứng trước nguy cơ mai một. Việc khôi phục các làng nghề truyền thống theo hướng xây dựng các cụm công nghiệp, vùng nghề tập trung đã thu hút được số lượng lớn lao động. Đồng thời, tư vấn, trợ giúp thành lập các doanh nghiệp, HTX, hiệp hội làng nghề, phối hợp tổ chức, liên doanh, hợp tác sản xuất và bao tiêu sản phẩm...

Hiện nay, toàn tỉnh có 132 làng nghề với 36 nghề TTCN đang hoạt động, 60 nghìn cơ sở sản xuất TTCN; chủ yếu là HTX, tổ hợp tác và hộ cá thể, tạo việc làm cho hơn 90.000 lao động khu vực nông thôn; thu nhập bình quân đạt từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng; giá trị sản xuất TTCN đạt gần 14.000 tỷ đồng/năm. Một số làng nghề hiện đang phát triển mạnh tại các địa phương trong tỉnh, như: Làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa); làng nghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Đạt, làng nghề nước mắm Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa); làng nghề rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc),... Thời gian qua, nhằm định hướng cho các ngành nghề TTCN phát triển, các địa phương đã quan tâm đến việc thành lập và phát triển các HTX, tổ hợp tác. Từ đó, đẩy mạnh liên kết tìm đầu ra cho các sản phẩm; chú trọng đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn với việc xây dựng thương hiệu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 160 sản phẩm do các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, làng nghề và hộ gia đình trong tỉnh sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Tơ Hồng Đô, trống đồng Chè Đông, chè lam Phủ Quảng, nước mắm Ba Làng,... Bên cạnh đó, chú trọng du nhập nghề mới; nâng cao chất lượng dạy nghề, học nghề, bảo đảm lao động sau khi đào tạo có việc làm với thu nhập ổn định. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ trưng bày các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu giúp doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng, hợp tác kinh doanh, bao tiêu sản phẩm và mở rộng thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các doanh nghiệp; thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, gắn phát triển TTCN với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch. Việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” cũng đã mở ra cơ hội cho các địa phương phát triển sản xuất ngành nghề TTCN, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]