(Baothanhhoa.vn) - Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về tài sản và cung cấp điện an toàn cho khách hàng, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, phòng chống thiên tai, hướng tới khắc phục nhanh nhất các sự cố điện xảy ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó trong mùa mưa bão

Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, để chủ động trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về tài sản và cung cấp điện an toàn cho khách hàng, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, phòng chống thiên tai, hướng tới khắc phục nhanh nhất các sự cố điện xảy ra.

Công ty Điện lực Thanh Hóa chủ động ứng phó trong mùa mưa bãoCông nhân Công ty Điện lực Thanh Hóa trên đường khắc phục sự cố điện.

Đơn vị đã quán triệt đầy đủ các quy định, hướng dẫn do Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực miền Bắc chỉ đạo để bảo đảm vận hành lưới điện trong mùa mưa bão. Theo đó, PC Thanh Hóa đã thực hiện kiện toàn ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), chỉ đạo các điện lực thành viên hoàn thành phương án thành lập ban chỉ huy PCTT&TKCN của đơn vị; chủ động lực lượng đội xung kích, vật tư, thiết bị phương tiện dự phòng..., sẵn sàng ứng phó thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Công ty cũng yêu cầu các điện lực thành viên tổng kiểm tra, rà soát lưới điện, xử lý các tồn tại, nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa bão, bảo đảm lưới điện vận hành ổn định; phối hợp với địa phương trong công tác tuyên truyền an toàn điện và bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp trước mùa mưa bão. Chủ động chặt tỉa cây, tháo dỡ công trình vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp hoặc có thể ảnh hưởng đến vận hành an toàn lưới điện, nhất là khi có gió bão, mưa lũ lớn; chủ động theo dõi, nắm bắt về diễn biến mưa lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng và chỉ đạo của ban chỉ huy PCTT&TKCN công ty, ban chỉ huy PCTT&TKCN địa phương để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống.

Nhằm huấn luyện, rút ngắn thời gian xử lý sự cố điện, ngay từ đầu mùa mưa bão, PC Thanh Hóa tổ chức diễn tập thực tế trên lưới điện về công tác PCTT&TKCN, quản lý trình tự công việc bảo đảm an toàn cho con người và thiết bị, xử lý sự cố lưới điện và hệ thống viễn thông cấp công ty năm 2020. Với tình huống giả định đưa ra tại buổi diễn tập là sự cố thiên tai, ngập lụt gây sạt lở các tuyến đường giao thông và gây sự cố đường dây 172 Thiệu Yên (E9.5) đi lộ 172 Ngọc Lặc (E9.18). Đồng thời, gây sự cố đường dây 35 kV lộ 373E9.21 làm gián đoạn cấp điện, trong đó có các phụ tải quan trọng và phụ tải ưu tiên. Phương án diễn tập được xử lý theo hướng điều động đội quản lý vận hành lưới điện cao thế tham gia khắc phục hậu quả thiên tai của lưới điện 110 kV; huy động nhân lực bổ sung của các đơn vị điện lực: Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy và Thọ Xuân hỗ trợ khắc phục thiên tai. Kết thúc diễn tập, đơn vị đã tổ chức đánh giá kết quả, so sánh thực tế với các mục tiêu đề ra để rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng ứng phó khi có sự cố do thiên tai xảy ra.

Theo báo cáo của Phòng An toàn, PC Thanh Hóa, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xảy ra một số sự cố điện do ảnh hưởng cực đoan của thiên tai, điển hình, như: Cơn bão số 2 trong tháng 8 gây thiệt hại cho lưới điện tại các huyện Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Hoằng Hóa; cơn bão số 5 và hoàn lưu bão xảy ra trong tháng 9-2020 gây sự cố cho lưới điện tại TP Thanh Hóa và huyện Quan Hóa. Với sự chủ động và kinh nghiệm ứng phó, các đơn vị điện lực đã xử lý nhanh chóng sự cố để cấp điện lại cho khách hàng.

Trước tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân cũng như an toàn trong cung ứng, sử dụng điện, ngành điện khuyến cáo khách hàng cũng như Nhân dân địa phương nơi có lưới điện đi qua thực hiện một số nội dung: Không được sử dụng dây, cọc để chằng néo nhà, công trình, thuyền bè vào cột điện và trạm điện hoặc có hành vi vi phạm khoảng cách với đường dây điện gây mất an toàn cho người và gia súc, gây sự cố lưới điện. Kiểm tra, củng cố dây dẫn điện, cột điện sau công tơ, không để dây dẫn điện đứt ngập trong nước khi có mưa, lũ. Không buộc dây dẫn điện lên các bộ phận bằng kim loại của nhà xưởng, công trình kiến trúc. Chính quyền, Nhân dân và điện lực địa phương tiến hành chặt, tỉa cây nằm trong hành lang đường dây dẫn điện. Đối với các cây cao khi chặt có nguy cơ đổ đè lên đường dây thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn. Khi có mưa lớn, giông lốc hạn chế ra đường nhằm tránh các sự cố bất ngờ xảy ra, như: dây điện đứt, cột điện đổ, sứ vỡ, cây đổ, rò điện... Không được chạm vào cột điện, dây chằng cột điện, dây nối đất cột điện... để phòng điện giật do rò điện. Khi bị ngập úng cần cắt nguồn điện trong gia đình (cầu dao, át tô mát tổng) và không chạm vào bất cứ thiết bị dụng cụ điện nào khi tay ướt hoặc đi chân trên nền ướt... Khi phát hiện cột điện bị đổ, gãy, dây điện bị đứt không được đến gần và phải báo cho mọi người xung quanh biết. Đồng thời, tìm cách cô lập, canh gác và nhanh chóng gọi điện thoại đến số ghi trong hóa đơn tiền điện để điện lực cắt điện, xử lý sự cố.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]