(Baothanhhoa.vn) - Hệ lụy do đại dịch COVID-19 gây ra không chỉ khiến doanh nghiệp nhỏ thấm mệt mà nhiều doanh nghiệp lớn cũng khó tránh khỏi lao đao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chờ đợi doanh nhân thời khó

Hệ lụy do đại dịch COVID-19 gây ra không chỉ khiến doanh nghiệp nhỏ thấm mệt mà nhiều doanh nghiệp lớn cũng khó tránh khỏi lao đao.

Chờ đợi doanh nhân thời khó

Mấy hôm nay rộ lên thông tin nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa cắt giảm nhân công, trong đó riêng Tập đoàn Hồng Phúc lên phương án cắt giảm tới 10.000 lao động, khiến chúng ta thêm lo lắng.

Vẫn biết đó là điều khó tránh khỏi trong thời điểm này, nhưng trên hết vẫn mong doanh nghiệp tính toán cho có lợi cho mình nhưng không đẩy cái khó, tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Bởi với chừng ấy công nhân không có thu nhập thì nguy cơ bất ổn xã hội là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhiều năm qua Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến doanh nghiệp, doanh nhân. Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Mới đây Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu gói tài khóa hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp bị ảnh hưởng, lớn gấp nhiều lần gói miễn, giãn nợ thuế hơn 80.000 tỷ đồng đang thực hiện. Chính phủ cũng sẽ xem xét cho doanh nghiệp vay tiền trả lương cho công nhân.

Dịch bệnh không phải là vĩnh viễn. Trong “nguy” chắc chắn sẽ có “cơ” như kinh nghiệm của nhiều doanh nhân thành đạt. Cơ hội sẽ mở ra sớm thôi khi thị trường Trung Quốc đang dần ổn định trở lại. Doanh nghiệp nuôi dưỡng được công nhân sẽ là doanh nghiệp chủ động được các đơn hàng lớn thời hậu dịch bệnh.

Quý 1-2020 Thanh Hóa có thêm 456 doanh nghiệp thành lập mới nâng số doanh nghiệp trong tỉnh lên 23.056. Mong rằng cộng đồng doanh nghiệp xứ Thanh cùng thấm nhuần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là: “Dịch bệnh đang làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba”. Không vì khó khăn mà quay lưng lại với những người đã cùng sát cánh làm nên sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể duy trì trả lương cho công nhân trong thời gian không có việc làm bằng mức lương tối thiểu vùng hoặc bằng những mức hỗ trợ thất nghiệp phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Trong những lúc khó khăn như thế này càng làm ta thêm nhớ việc vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ đã hiến 5.147 lượng vàng, chiếm hơn 90% số tiền buôn vải của gia đình để ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời với suy nghĩ có giữ được chính quyền non trẻ thì đất nước mới giữ được độc lập.

Từ câu chuyện cảm động này khiến mỗi doanh nhân hôm nay thêm suy nghĩ về trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của doanh nghiệp, của xã hội.

Chưa chắc việc cắt giảm nhân công, buông theo thời cuộc đã là lựa chọn đúng. Doanh nghiệp cần nỗ lực giữ chân công nhân mới chính là cách giữ lại cơ hội cho mình nhằm phát triển mạnh mẽ hơn thời kỳ hậu dịch bệnh. Triết lý này hoàn toàn không phải là điều gì phi thực tế cả, mà đã trở thành kinh nghiệm sống sau mỗi lần khủng khoảng kinh tế thế giới. Mỗi doanh nghiệp vì vậy phải thúc đẩy tồn sinh bằng chính trí tuệ, nghị lực của mình một cách mạnh mẽ, quyết đoán hơn.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]