(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cơ sở, doanh nghiệp sơ chế, chế biến thủy sản đã chủ động áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, như: GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000... trong hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng ngừa nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong chế biến thủy sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cơ sở, doanh nghiệp sơ chế, chế biến thủy sản đã chủ động áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, như: GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000... trong hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và phòng ngừa nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong chế biến thủy sản

Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ Môn, TP Thanh Hóa) áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất.

Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh (Tĩnh Gia) là doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm nước mắm, mắm tôm, sứa, hải sản khô các loại. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, năm 2013, công ty đã áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến và kinh doanh thủy sản. Nhờ bảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm giúp các cơ sở chế biến có cơ hội để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngoài ra, công ty còn ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm nước mắm, mắm tôm cho các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Để có nguồn nguyên liệu ổn định, công ty đã liên kết cho 100 ngư dân ở hai xã Hải Hòa và Hải Ninh vay vốn đầu tư mua sắm ngư lưới cụ và thu mua sản phẩm của ngư dân khai thác để chế biến. Bà Lê Thị Liễu, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến hải sản Hiệp Anh, cho biết: Việc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, như: GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000... giúp cho công ty quản trị chặt chẽ hơn, các khâu trong quy trình hoạt động sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ, vì thế chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định hơn. Chương trình quản lý chất lượng giúp công ty giảm thiểu các chi phí cho việc phân tích, lấy mẫu và những thiệt hại nếu sản phẩm không đạt yêu cầu. Hơn nữa, thông qua áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong sơ chế, chế biến sản phẩm giúp cơ sở tự tin tiếp xúc với người tiêu dùng, chứng minh rằng sản phẩm được kiểm soát bởi một hệ thống quản lý chất lượng và bảo đảm an toàn thực phẩm.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 81 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản quy mô doanh nghiệp và hàng nghìn cơ sở nhỏ lẻ, hộ gia đình. Các sản phẩm thủy sản chế biến chủ yếu là nước mắm, mắm các loại, cá khô, moi khô... Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 29 cơ sở chế biến thủy sản quy mô doanh nghiệp áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, như: GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000... trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản. Còn lại các cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ lẻ phần lớn chưa áp dụng các công nghệ chế biến tiên tiến, nhà xưởng, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều cơ sở chưa bảo đảm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Số lượng doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu rất ít nên nhu cầu áp dụng và chứng nhận các chương trình quản lý HACCP và ISO còn hạn chế. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay phần lớn xây dựng và phát triển dựa vào kinh nghiệm thực tiễn mà ít quan tâm đến việc phải thực hiện các quy định. Các cơ sở nhỏ lẻ không đủ nguồn lực về tài chính và nhân sự để thực hiện các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến. Để phát huy hiệu quả của việc áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến, kinh doanh sản phẩm thủy sản, các sở, ngành có liên quan của tỉnh cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi để các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản áp dụng các quy trình quản lý chất lượng tiên tiến. Siết chặt các điều kiện kinh doanh thực phẩm thủy sản. Các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải có thông tin nguồn gốc xuất xứ và phải được sơ chế, chế biến tại cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Có chế độ bảo hộ và phân biệt rõ đối với những cơ sở thực hiện tốt các điều kiện an toàn thực phẩm để khuyến khích các cơ sở khác áp dụng. Đồng thời, tăng cường các biện pháp xử lý để khắc phục đối với những cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]