(Baothanhhoa.vn) - Ngày 24-2-2019 (Tức ngày 20 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), làng Lê, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia đã long trọng chức Lễ hội Thành Hoàng làng (nơi thờ bà Lê Thị Lự), di tích lịch sử  - văn hóa cấp tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sôi động Lễ hội Thành Hoàng làng Lê

Ngày 24-2-2019 (Tức ngày 20 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), làng Lê, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia đã long trọng chức Lễ hội Thành Hoàng làng (nơi thờ bà Lê Thị Lự), di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Sôi động Lễ hội Thành Hoàng làng Lê

Nghi thức tế lễ.

Đền làng Lê, nơi thờ bà Lê Thị Lự, hiệu là Khánh Duyên. Bà Lê Thị Lự quê ở huyện Quỳnh Đôi, tổng Hoàng Mai (nay là thôn Nghĩa Lý, xã Phú Nghĩa, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An), là cháu đời thứ 7 của Lam quốc công Lê Trừ (anh trai thứ 2 của vua Lê Thái tổ), thân phụ bà là ông Lê Duy Cần, cháu đời thứ 4 của Lê Trừ, còn thân mẫu là bà Thái Thị Khóa. Ông bà sinh được 3 người con trai và 2 người con gái, bà Lê Thị Lự là người con gái thứ 2. Tương truyền vào năm 1578, bà đã đưa con cháu di cư từ Nghệ An về thôn Bạng Giáp, tổng Vân Trai khai canh lập ấp, lập nên làng Lê Xá (nay là làng Lê, thuộc thôn Vinh Tiến, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia). Bà nổi tiếng là một người vợ đảm đang, trinh thục. Chồng bà được cử sang Bắc Quốc làm quan Chánh Sứ đại thần và không may bị mất bên đó, được tin báo về bà đã tuẫn tiết theo chồng.

Sôi động Lễ hội Thành Hoàng làng Lê

Nghi thức rước kiệu.

Sau khi mất, bà rất linh ứng, thường giúp đỡ, phù hộ, che chở cho nhân dân trong làng sống yên ổn làm ăn, mùa màng tươi tốt, tai qua nạn khỏi nên được nhân dân tôn làm Thành Hoàng làng, lập đền thờ và tổ chức lễ hội hằng năm. Trải qua các đời tiên tổ, bà được các triều đại vua 3 lần phong sắc, tôn phong mỹ hiệu là “Đại quận Nhu Thuận, địch Huệ, Phù Hữu hiển linh diên huống từ nhân, Quỳnh Hoa Trước Tích, Thụy Khánh công chúa, Trai Tĩnh Trang Huy, Dược Bảo Trung Hưng, Thượng Đẳng Thần”. Nghĩa là: “Vị thượng đẳng, thần là công chúa Thụy Khánh, đức tính thùy mỵ, thầm lặng nết na, trang nghiêm tốt đẹp, làm gương, là vị thần có công bảo vệ nền trung hưng nước nhà”.

Sôi động Lễ hội Thành Hoàng làng Lê

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, đền đã xuống cấp. Đến năm 2009, Đền làng Lê đã được đầu tư, tôn tạo lại khang trang. Năm 2012, Đền thờ được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Trong 10 năm qua (2009 - 2019) từ nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND huyện; sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự ủng hộ, công đức của con, cháu 13 chi họ Lê và du khách thập phương, đến nay Đền đã được xây dựng hoàn thiện, với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng, gồm 6 hạng mục chính là: Nhà tiền đường, hậu cung, sân đề, tường rào, nhà kho và khu lăng mộ… qua đó đã đáp ứng được nguyện vọng về nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân trong vùng.

Lễ hội Thành Hoàng làng Lê được tổ chức trong những ngày đầu xuân là một hình thức sinh hoạt văn hóa - tâm linh đáp ứng nhu cầu tinh thần - tình cảm của đông đảo nhân dân. Lễ hội còn là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ về người khai canh lập ấp, lập nên làng Lê ngày nay, đồng thời tiếp thêm nguồn sức mạnh để mỗi người dân trong vùng tiếp tục hăng sang lao động sản xuất xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Sỹ Thành


Sỹ Thành

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Lê văn Thanh - 09:44 25/02/19

 Trả lời

Cảm ơn tác giả cho người dân hiểu về làng Lê.

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]