(Baothanhhoa.vn) - Tăng cường tiềm lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) vào sản xuất, đời sống; phát triển đội ngũ cán bộ KHCN đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng... là những quyết sách quan trọng của cấp ủy, chính quyền, trên cơ sở đó, đưa KHCN trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững; tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực phát triển bền vững

Tăng cường tiềm lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) vào sản xuất, đời sống; phát triển đội ngũ cán bộ KHCN đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng... là những quyết sách quan trọng của cấp ủy, chính quyền, trên cơ sở đó, đưa KHCN trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững; tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực phát triển bền vữngĐầu tư thiết bị, máy móc, phát triển kỹ thuật y học hạt nhân trong điều trị bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 khẳng định: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá. Trên cơ sở này, các cấp, ngành cụ thể hóa thành nhiều chương trình, kế hoạch; trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đưa chỉ tiêu về ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường thành tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cấp, các ngành hàng năm. Nhờ đó, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Điển hình như, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, các địa phương trong tỉnh đã hình thành hệ sinh thái KHCN&ĐMST với hệ thống các viện, trường, các quỹ đầu tư khởi nghiệp, mạng lưới liên kết các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp. Cùng với đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được đầu tư chuyên sâu hơn. Kết quả, đã có nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0, như các mô hình: trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và ứng dụng điện toán đám mây; điều khiển tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên lúa và vườn cây ăn quả; cảm biến điều khiển môi trường chuồng trại chăn nuôi; cảm biến môi trường nuôi thủy sản... giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Hiện, nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với công nghệ sinh học, nhà kính, tưới nhỏ giọt, cảm biến, tự động hóa... làm hướng đi chính để đầu tư. Từ đó, tận dụng, phát huy tốt lợi thế, tạo ra nông sản chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trong các lĩnh vực y tế, lĩnh vực công nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn và bảo vệ môi trường; phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và khởi nghiệp ĐMST của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh cũng được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động thông tin KHCN và công tác ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Tích cực triển khai tạo lập quản lý và quảng bá nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh và hướng đến phát triển thị trường xuất khẩu.

Cùng với đó, hệ thống tổ chức KHCN công lập được sắp xếp; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường, nhất là các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thuộc ngành nông nghiệp. Nhân lực KHCN tăng cả về số lượng và chất lượng; toàn tỉnh hiện có trên 3.100 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, tăng 8% so với năm 2015; đã hình thành một số nhóm chuyên gia KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghệ thông tin. Giai đoạn 2012-2022, có trên 370 công trình nghiên cứu khoa học và bài báo được công bố trên các tạp chí quôc tế; có 4 sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Toàn tỉnh hiện có 32 doanh nghiệp KHCN, đứng thứ 3 cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội). Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyển giao KHCN phục vụ công tác tư vấn, đánh giá, phát triển thị trường công nghệ; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả nghiên cứu KHCN không sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm KHCN tự nghiên cứu; hỗ trợ các doanh nghiệp KHCN tham gia Chợ công nghệ và thiết bị (TechMart), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest), trình diễn kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo); tiếp cận Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: Nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của KHCN&ĐMST còn chưa đầy đủ, toàn diện; hoạt động KHCN chưa thực sự trở thành động lực trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KHCN&ĐMST chưa đáp ứng được yêu cầu; việc ứng dụng chuyển đổi số và số hóa trong quản trị doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh.

Để phát huy vai trò của KHCN&ĐMST phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngày 25-11-2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5060/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Phát triển KHCN&ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”. Với quan điểm, hoạt động KHCN&ĐMST phải được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, ngành, địa phương, trong đó các tổ chức doanh nghiệp, HTX là trung tâm ĐMST, tổ chức KH&CN là chủ thể nghiên cứu chủ yếu. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN&ĐMST. Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KHCN&ĐMST; khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN&ĐMST đáp ứng với yêu cầu kỷ nguyên số. Cũng theo đề án, đến năm 2025 việc ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, hiện đại, các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0 để tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh đã và đang tập trung triển khai các nhiệm vụ KH&CN, như hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà máy sản xuất quy mô lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp theo hướng nhà máy thông minh (smart factory). Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh triển khai phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn và tích hợp thông tin vào mã QR Code phục vụ truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ xây dựng bệnh viện thông minh; hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến cơ sở xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; phát triển dịch vụ logistic, hạ tầng cho KH&CN, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao du lịch... Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị, tập trung vào các dịch vụ y tế có hàm lượng trí tuệ cao, có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xét nghiệm, chuẩn đoán, phẫu thuật điều trị. Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, đảm bảo mỗi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia; triển khai thực hiện dự án thuê hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) tại các bệnh viện công lập... Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến củng cố và xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý; cải cách hành chính; xây dựng chính quyền các cấp kiến tạo, phục vụ; rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số của tỉnh...

Có thể nói, hoạt động KHCN&ĐMST trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nền tảng tốt, là động lực cho tăng trưởng kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quan tâm đến việc sáng tạo, xác lập, bảo hộ, khai thác, phát triển, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy được phong trào thi đua lao động sáng tạo, tạo sự lan tỏa về khởi nghiệp ĐMST trong các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]