(Baothanhhoa.vn) - Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông bắc tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng thơ ca bất tận gợi nhắc một miền quê cổ tích. Trong kho tàng những câu thơ, bài hát đó, mới đây hai ca sĩ trẻ Giang Nam và Lê Ngọc Thúy - nổi tiếng với dòng nhạc dân ca trữ tình vừa trình làng MV “Chuyện tình cổ tích Nga Sơn” giới thiệu về mảnh đất Nga Sơn thân thương, một sáng tác của tác giả Mai Đức Hùng, nhạc Lục Hoà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Một thoáng quê hương Nga Sơn qua MV “Chuyện tình cổ tích Nga Sơn”

Nga Sơn - mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông bắc tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng thơ ca bất tận gợi nhắc một miền quê cổ tích. Trong kho tàng những câu thơ, bài hát đó, mới đây hai ca sĩ trẻ Giang Nam và Lê Ngọc Thúy - nổi tiếng với dòng nhạc dân ca trữ tình vừa trình làng MV “Chuyện tình cổ tích Nga Sơn” giới thiệu về mảnh đất Nga Sơn thân thương, một sáng tác của tác giả Mai Đức Hùng, nhạc Lục Hoà.

Một thoáng quê hương Nga Sơn qua MV “Chuyện tình cổ tích Nga Sơn”

Trong từng lời ca viết về nơi đây, mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,…đều thấm đượm một màu huyền thoại. Về Nga Sơn là về với nguồn cội, với yêu thương, về với lênh đênh sóng nước cửa Thần Phù, về với ý chí kiên cường của một thời Mai An Tiêm khai khẩn đảo hoang, với câu chuyện tình của chàng Từ Thức và nàng Giáng Hương còn thắm mãi theo năm tháng và hơn hết là về với tình đất - tình người Nga Sơn luôn chan chứa yêu thương.

“Chuyện tình cổ tích Nga Sơn” không chỉ là một bài hát mang đậm chất dân ca, mà trong MV còn tái hiện lại hai mối tình nổi tiếng trong kho tàng cổ tích đó là chuyện tình của Mai An Tiêm và của chàng Từ Thức. Qua đó truyền tải tình yêu, niềm tự hào cho những con người sinh ra và lớn lên trên quê hương Nga Sơn - miền quê hương có hàng trăm năm tuổi, gắn liền với nhiều giai thoại trong lịch sử nước nhà. Cùng với những giai điệu mượt mà, từng lời ca và bố cảnh của MV như làm dịu lòng người, gọi mời những lời thân thương nhất về với Nga Sơn.

Mở đầu MV là hình ảnh chàng Từ Thức của thời hiện đại, vẫn ngày ngày nhớ thương và tìm kiếm nàng Giáng Hương – người vợ năm xưa của chàng. Chàng mong chờ sẽ một ngày đưa nàng về thăm vùng đất Nga Sơn nơi chàng sinh ra, nơi có công cha nghĩa mẹ tình thâm, nơi có những chiếc chiếu hoa nổi tiếng, nơi tình làng nghĩa xóm luôn thắm đượm sớm hôm. Với chàng, những tình cảm chân thành nhất vẫn gắn liền với vùng đất Nga Sơn, nhưng tất cả vẫn chỉ “thiếu mỗi em thôi”, vẫn chỉ thiếu mỗi nàng Giáng Hương của chàng.

Câu chuyện cổ tích thứ hai đó chính là sự tích về trái dưa hấu của Mai An Tiêm, người đã xây dựng và khai hoá vùng đất Nga Sơn. Câu chuyện tình giữa Mai An Tiêm và vợ vốn là con gái nuôi của vua Hùng Vương cũng được Giang Nam và Lê Ngọc Thuý khéo léo khắc họa trong MV “Chuyện cổ tích Nga Sơn”. Nàng công chúa, tuy là con gái nuôi của Vua nhưng đã cùng chồng đồng cam cộng khổ, cùng chàng chăm sóc cho khu vườn dưa hấu, cùng chia sẻ thức quả ngọt lành, đợi đến ngày khó khăn qua đi. Đó cũng chính là một phần tấm lòng thơm thảo của con người Nga Sơn chịu thương, chịu khó làm lụng phấn đấu vươn lên. Chẳng thế mà với quyết tâm đến năm 2020, Nga Sơn phấn đấu xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 16-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các ngành dịch vụ khác, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Câu chuyện của Mai An Tiêm và vợ cũng như hình ảnh chàng Từ Thức vẫn ngày đêm chờ đợi nàng Giáng Hương vẫn được người dân Nga Sơn gìn giữ suốt hàng nghìn năm qua. Hàng năm huyện vẫn tổ chức các lễ hội truyền thống như: lễ hội Mai An Tiêm, Lễ hội động từ thức (15/3 âm lịch hàng năm), lễ hội đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa,…đã tạo nên một bức tranh phong thủy hữu tình, là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Mỗi khi đến thăm vùng đất này, người ta vẫn có thể đến thăm động Từ Thức, đền thời Mai An Tiêm và mua về những chiếc chiếu hoa nổi tiếng để làm quà. Cùng với đó nhiều khu di tích, danh lam thắng cảnh, nét văn hóa độc đáo đã tạo cho Nga Sơn một sức lôi cuốn kỳ lạ, thu hút du khách đến tham quan, khám phá. Với những thế mạnh đó, huyện Nga Sơn đã từng bước khơi dậy tiềm năng du lịch để dần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Cùng với đó, từng lời ca tiếng hát của ca khúc “Chuyện tình cổ tích Nga Sơn” , tác giả Mai Đức Hùng, một người con Nga Sơn như cũng đang mong muốn du lịch Nga Sơn đến gần hơn với du khách và trước hết là đến gần hơn với khán giả yêu nhạc. Mong muốn khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, trở thành một trong những trọng điểm du lịch của tỉnh, huyện cũng đang tích cực chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong “Chương trình phát triển du lịch Nga Sơn giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn đến 2030”.

Có thể nói, qua giọng ca mượt mà, truyền cảm, Giang Nam và Lê Ngọc Thuý đã thành công đưa hai câu chuyện cổ tích vào MV đậm màu huyền thoại. Từ đó khơi gợi lên cho những người con Nga Sơn tình yêu quê hương, niềm tự hào với vùng đất họ được sinh ra. Đó là nơi có tình cảm con người đầm ấm, coi trọng tình yêu đôi lứa, tình nghĩa mẹ cha và gìn giữ tình làng nghĩa xóm. Đó là nơi vẫn kiên trì giữ vững nghề dệt chiếu truyền thống của địa phương suốt bao thế hệ. Ca khúc “Chuyện tình cổ tích Nga Sơn” có thể xem là một bài thuyết minh hướng dẫn du khách đến với Nga Sơn một cách gần gũi và thân thương nhất.

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]