(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) tỉnh đã chủ động nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nấm đông trùng hạ thảo ở Hội Làm vườn và Trang trại

Thời gian qua, bên cạnh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) tỉnh đã chủ động nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nấm đông trùng hạ thảo ở Hội Làm vườn và Trang trạiPhòng nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo của Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh.

Kết quả nghiên cứu khẳng định, nấm đông trùng hạ thảo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, là nguồn nguyên liệu quý cho ngành y dược. Tuy nhiên, nấm đông trùng hạ thảo tự nhiên có giá rất cao và cũng không nhiều trên thị trường nên người tiêu dùng ít có cơ hội sử dụng. Từ thực tế đó, với mong muốn góp thêm sự đa dạng về các sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo trên thị trường, tạo ra sản phẩm nấm dược liệu quý hiếm đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, với giá thành hợp lý hơn cho người tiêu dùng; sau nhiều năm nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, đến nay, Hội LV&TT đã làm chủ quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo theo điều kiện thực tế tại địa phương. Thành công này đã mở ra một cơ hội nghề mới có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hội viên.

Anh Ngô Ngọc Cảnh, là người trực tiếp nghiên cứu, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo; cho biết: “Năm 2018, được Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Hà Trung (Thanh Hóa) tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, hội đã đầu tư hơn 300 triệu đồng lắp đặt các trang thiết bị, máy móc hiện đại như tủ bốc cấy vi sinh, nồi hấp tiệt trùng, máy lắc giống...; phòng cấy nuôi tối, phòng nuôi sáng theo tiêu chuẩn khép kín hiện đại vô trùng, tự động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, không khí... Trên nền cơ chất tổng hợp với các nguyên liệu sẵn có như gạo lứt, nước dừa, nhộng tằm, dịch chiết từ khoai tây bổ sung thêm các vi chất cần thiết, hội đã sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo, trung bình mỗi tháng duy trì sản xuất 500 hộp”. Không dừng lại ở đó, năm 2019, hội đã cử cán bộ đi đào tạo nâng cao về kỹ thuật sản xuất nấm đông trùng hạ thảo có hoạt chất sinh học cao tại Viện Công nghệ sinh học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Theo đó, các cán bộ kỹ thuật của hội đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật từ sản xuất giống đến khâu nuôi trồng. Đưa chúng tôi đi thăm phòng nuôi cấy, anh Cảnh chia sẻ: Việc chăm sóc, nuôi cấy đông trùng hạ thảo đòi hỏi phải đúng kỹ thuật và khoa học, nếu không sản phẩm sẽ không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Như, phòng ủ tơ phải luôn duy trì nhiệt độ từ 18 - 22 độ C, độ ẩm 60%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều và phủ kín bề mặt. Sau đó chuyển sang phòng nuôi sáng duy trì nhiệt độ 22 - 25 độ C, độ ẩm từ 80 - 95% và chiếu sáng cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm. Thông thường sau khi chuyển sang phòng nuôi và chiếu sáng từ 50 đến 60 ngày thì sợi nấm chuyển màu vàng và hình thành thể quả. Khi thể quả bắt đầu hình thành bào tử thì tiến hành thu hoạch, dùng dao chuyên dụng cắt riêng phần thể quả và giá thể... Do áp dụng nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, đông trùng hạ thảo do hội nuôi cấy phát triển đạt tỷ lệ thành công trên 80%. Hiện nay mỗi tháng, hội sản xuất khoảng 4.000 hộp nấm đông trùng hạ thảo tươi, với giá bán từ 150 - 200 nghìn đồng/hộp và hơn 6 kg nấm khô; sản phẩm hiện được bày bán tại các hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hội còn sản xuất các sản phẩm như rượu và mật ong đông trùng hạ thảo phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Theo chia sẻ của anh Cảnh, so với các sản phẩm khác trên thị trường, nấm đông trùng hạ thảo của Hội LV&TT sản xuất được Viện Thực phẩm kiểm nghiệm có hàm lượng dược chất cao, đạt các tiêu chuẩn, có thể đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường và các công ty dược. Cùng với việc nâng cao chất lượng và nghiên cứu sản xuất các loại sản phẩm mới, hội còn chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu,... để tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP.

Thời gian tới, để mở rộng quy mô sản xuất, hội sẽ tiến hành lựa chọn, tiếp nhận công nghệ và thiết bị phù hợp để sản xuất và chế biến đa dạng các sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo; đầu tư trang thiết bị để hoàn chỉnh công nghệ và quy trình chế biến sau thu hoạch nhằm bảo đảm chất lượng, gia tăng giá trị, giúp sản phẩm dễ dàng gia nhập vào thị trường hàng hóa; lựa chọn địa điểm có đủ năng lực đầu tư hạ tầng và xây dựng mô hình điểm nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Từ đó, mở ra một nghề mới để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]