(Baothanhhoa.vn) - Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 4-3-2005 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực đời sống, xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 4-3-2005 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực đời sống, xã hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước

Mô hình trồng nấm ứng dụng CNSH của gia đình anh Phạm Lân Quang, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa.

Chỉ thị số 50-CT/TW nêu rõ: “CNSH có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH, là một yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế công nghiệp, nông thôn; cung cấp những sản phẩm cơ bản và thiết yếu cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng; bảo vệ môi trường sống và phục vụ phát triển công nghiệp sinh học”. Từ ý nghĩa đó, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường... theo hướng ứng dụng CNSH và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) được triển khai thực hiện đã khảo nghiệm, trình diễn, tuyển chọn, lai tạo giống mới, nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu...; xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và phát triển bền vững; mô hình chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP, sản xuất trang trại sinh thái nông nghiệp. Ứng dụng CNSH trong thủy sản đa dạng các đối tượng nuôi trồng như cá hồi vân, cá tầm, chủ động nguồn giống thủy sản (giống ngao Bến Tre, cá lóc, cá chẽm, cá lăng chấm, ốc hương...). Bước đầu nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, như: Nâng cao năng lực bảo vệ trứng cá, cá con và ấu trùng tôm, tôm con tại vùng ven biển và cửa sông, xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tham gia khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các cửa lạch; xác định mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển có giá trị kinh tế để khuyến cáo cho ngư dân về mùa vụ, ngư trường khai thác thích hợp; nghiên cứu sản xuất ngư cụ đánh bắt cá...

Trong lĩnh vực y học, đã ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm để điều trị vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Sản xuất một số sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng CNSH, như: Sản xuất các sản phẩm bổ dưỡng từ sinh khối nấm men bia, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đông dược... đây là những vấn đề mang tính xã hội cao. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đối với lĩnh vực môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, ngoài nghiên cứu giải pháp khai thác và đưa vào sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo phục vụ đời sống và bảo vệ môi trường, dự báo ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sông Chu, sông Mã, ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân đã tập trung ứng dụng CNSH trong sản xuất than hoạt tính từ than bùn để làm chất lọc nước sinh hoạt; xử lý chất thải ở trại chăn nuôi lợn để sản xuất phân bón; xây dựng các mô hình chủ hộ sử dụng hầm kỵ khí, xử lý phân, nước thải..., góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong các ngành, lĩnh vực với những hiệu quả thiết thực mang tính đột phá trong nhiều năm qua đã giúp CNSH có “chỗ đứng” trong sản xuất và đời sống, song, qua thực tiễn cũng như đánh giá của ngành chức năng, việc ứng dụng CNSH hiện nay vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp chưa thực sự rộng khắp, chưa tạo ra nhiều sản phẩm chủ lực có hàm lượng KH&CN cao cho nền kinh tế địa phương; tiềm lực CNSH vẫn còn hạn chế; sự kết nối giữa cơ quan nghiên cứu về CNSH ở Trung ương với các tổ chức, cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh chưa bền vững; một số sản phẩm CNSH được nghiên cứu, tạo ra nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng CNSH còn thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực CNSH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Kinh phí chi cho hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNSH còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống...

Thực tiễn cho thấy, CNSH đang được coi là một trong những động lực để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung. Phát triển và ứng dụng CNSH góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bền vững. Nhằm phát huy vai trò của CNSH trong sản xuất và đời sống, cũng như từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 50-CT/TW, nhiều nhóm giải pháp đã được ngành chức năng đưa ra trong thời gian tới, như: Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung đã nêu trong chỉ thị; các cấp, các ngành coi việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH là một trong những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đơn vị. Cùng với đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng hiện đại để từng bước xây dựng ngành công nghiệp CNSH, phòng thí nghiệm trọng điểm, các khu công nghệ kỹ thuật cao; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nền CNSH tiên tiến để học hỏi kinh nghiệm, thu hút đầu tư, tranh thủ sự giúp đỡ nhằm phát triển nhanh, mạnh và vững chắc CNSH; liên kết với phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia để phát triển công nghệ, đặc biệt là CNSH phục vụ sản xuất nông nghiệp... Để các giải pháp trên phát huy hiệu quả phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, ngoài sự nỗ lực của ngành chức năng cần hơn nữa sự tham gia tích cực, chủ động của các cấp chính quyền, các ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]