(Baothanhhoa.vn) - Tưới nhỏ giọt (TNG) là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội, như: tiết kiệm nước, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất... Hiện, công nghệ tưới này đang được người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh ứng dụng rộng rãi, bước đầu đã khẳng định được thành công, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất nông nghiệp

Tưới nhỏ giọt (TNG) là một trong những hình thức ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp với nhiều ưu điểm vượt trội, như: tiết kiệm nước, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất... Hiện, công nghệ tưới này đang được người dân các địa phương trên địa bàn tỉnh ứng dụng rộng rãi, bước đầu đã khẳng định được thành công, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Hiệu quả công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất nông nghiệpNông trại Queen Farm, thôn Dục Tú, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại.

Tại thôn 8, xã Xuân Hòa (Như Xuân), gia đình ông Cao Thanh Bình là một trong nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế vùng đồi. Ông Bình chia sẻ: Gia đình tôi có hơn 1 ha trồng cây thanh long ruột đỏ, đây là loại cây chịu hạn kém, lượng nước cung cấp cho cây phải vừa đủ, tưới nước quá nhiều hay ít đều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, ở vùng đồi này nguồn nước tưới cho cây trồng gặp nhiều khó khăn do hệ thống dẫn nước tưới xa, chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Trước khó khăn đó, tôi đã nghiên cứu và quyết định đầu tư hơn 50 triệu đồng để lắp đặt thiết bị TNG và tưới phun mưa của Israzel. Sau một thời gian triển khai, ông Bình nhận thấy: Trong điều kiện thời tiết khô hạn như ở vùng đồi thì việc áp dụng công nghệ TNG và phun mưa giúp tiết kiệm tối đa các chi phí, nước tưới tiết kiệm được khoảng 50% so với tưới truyền thống, hệ thống vận hành dễ dàng, Lượng phân bón được cung cấp trực tiếp tới gốc cây, giúp cây dễ dàng hấp thụ, không bị thất thoát và khắc phục được hiện tượng rửa trôi, bạc màu đất ở vùng đất dốc. Từ hiệu quả của mô hình, người dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn nhân rộng công nghệ TNG; năng suất cây trồng tăng từ 20 – 30% so với tưới theo cách truyền thống.

Thành lập năm 2018, Nông trại Queen Farm của anh Trần Văn Tân, thôn Dục Tú, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) được đánh giá là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao có quy mô lớn. Hiện nay, trang trại của anh có 4.500m2 trồng rau, củ, quả hữu cơ, như: dưa lưới Taki, dưa chuột AIKO, KICHI, baby KICHI... Tuy kỹ thuật sản xuất, khả năng thích nghi của các giống cây mới khó song nhờ tìm tòi, học hỏi nên nông trại đã sản xuất thành công, doanh thu đạt tới 65 triệu đồng/1.000m2/2,5 tháng... Bên cạnh sản xuất các giống cây trồng chất lượng cao, anh còn đầu tư xây dựng nhà lưới theo công nghệ Nhật Bản, quy trình sản xuất khép kín, sử dụng hệ thống TNG hiện đại. Theo đó, nguồn nước để sử dụng là nước sạch, dinh dưỡng được hòa vào nước theo công thức phù hợp rồi tự động bơm tưới. Theo anh, đối với những trang trại có diện tích rộng, nếu như tưới nước theo cách truyền thống sẽ làm lãng phí nước, lượng nước được sử dụng phân bổ không đồng đều, công nghệ TNG sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nước của cây, không có lượng nước dư thừa. Phương pháp tưới này cũng cho phép thực hiện ở nhiều địa hình, phù hợp với mọi loại cây trồng, thành phần đất. Ngoài ra, công nghệ này còn cho phép người dân có thể kết hợp với bón phân qua hệ thống tưới, giúp kiểm soát lượng phân bón thích hợp theo đúng tỉ lệ, làm tăng năng suất cây trồng. Từ đó, giúp tiết kiệm 30 đến 60% lượng nước và phân bón. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp các chủ trang trại tiết kiệm được chi phí thuê nhân công.

Hiện nay, nhiều trang trại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã áp dụng công nghệ TNG với những phương thức, như: Tưới quấn quanh gốc, tưới cục bộ, phun mưa... đáp ứng nhu cầu sản xuất đa dạng các loại cây trồng trên mọi địa hình; kinh phí lắp đặt dao động từ 30 đến 50 triệu đồng/1 ha. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp tưới nước tiết kiệm này là người dân không phải tốn công đào mương dẫn nước, đồng thời điều chỉnh lượng nước tưới theo nhu cầu của từng loại cây trồng nên tiết kiệm đáng kể nguồn nước. Ngoài ra, còn có thể hòa lẫn các loại phân bón dễ hòa tan như đạm, kali, hay các loại phân bón dạng nước... thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng. Từ đó, phân bón được hòa lẫn vào nước tưới nên cây hấp thụ tốt hơn; năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách tưới truyền thống. Với hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp nên hiện nay, công nghệ TNG đã được áp dụng rộng rãi tại các địa phương đối với nhiều loại cây trồng, như: ớt, bí xanh, mía, cây ăn quả, cây rau màu các loại... Để nhân rộng mô hình TNG, các địa phương cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, như: Tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các trang trại, gia trại, nhất là ở các vùng đồi ứng dụng công nghệ TNG để khắc phục khó khăn về địa hình, thời tiết... Bên cạnh đó, tạo điều kiện hỗ trợ để người sản xuất được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi về ứng dụng công nghệ cao.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]