(Baothanhhoa.vn) - Đầu tư công trên địa bàn Thanh Hóa đang giúp tạo ra nhiều hạ tầng xã hội thiết yếu đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng như phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Trong thực hiện đầu tư công, tỉnh dành số vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh khá lớn: Năm 2019 là 5.461,7 tỷ đồng và năm 2020 là 6.425,5 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư công trên địa bàn năm 2019 lên 8.072,8 tỷ đồng, năm 2020 là 11.598 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện hiệu quả đầu tư công

Đầu tư công trên địa bàn Thanh Hóa đang giúp tạo ra nhiều hạ tầng xã hội thiết yếu đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng như phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Trong thực hiện đầu tư công, tỉnh dành số vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh khá lớn: Năm 2019 là 5.461,7 tỷ đồng và năm 2020 là 6.425,5 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư công trên địa bàn năm 2019 lên 8.072,8 tỷ đồng, năm 2020 là 11.598 tỷ đồng.

Thực hiện hiệu quả đầu tư công

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu tư công, bởi nhiều lý do chúng ta vẫn để xảy ra những điều không mong muốn như: Việc giao kế hoạch chi tiết của một số nguồn vốn còn chậm so với yêu cầu, nhất là nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới;... công tác chuẩn bị hồ sơ một số chương trình, dự án còn chậm, chất lượng chưa tốt; giải phóng mặt bằng (GPMB) còn nhiều vướng mắc; một số công trình thi công chưa đảm bảo tiến độ và chất lượng...

Báo cáo thực hiện đầu tư công năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ ra nguyên nhân của hạn chế này. Theo đó, bên cạnh yếu tố khách quan thì năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, tính cụ thể, quyết liệt, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chưa cao. Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong tổ chức thực hiện dự án còn chưa thường xuyên. Một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự quyết liệt vào cuộc trong bồi thường GPMB. Một số nhà tư vấn, giám sát thi công sau khi trúng thầu chưa tập trung thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án của các sở, ngành, cơ quan chức năng chưa được quan tâm đúng mức. Việc xử lý hoặc đề xuất xử lý các sai phạm của chủ đầu tư, nhà thầu còn nể nang, chưa triệt để.

Ngay từ đầu năm 2020, nhiệm vụ đầu tư công đã được tỉnh hết sức quan tâm với phương châm đúng, đủ, kịp thời để đảm bảo tiến độ, phát huy hiệu quả nguồn vốn. Đặc biệt ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm; các công trình cấp bách phục vụ sản xuất, an sinh xã hội.

Kế hoạch đầu tư công được nhấn mạnh là phải góp phần thực hiện các mục tiêu và định hướng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh.

Năm 2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 5 năm, cũng là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, vì thế có vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh khắc phục hạn chế của những năm trước, đòi hỏi các cấp, ngành, chủ đầu tư và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư công, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh. Cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bồi thường GPMB.

Phải xác định chỉ thực hiện tốt đầu tư công mới tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, cũng như tạo niềm tin để thuyết phục Chính phủ và các bộ, ngành tăng nguồn vốn đầu tư công cho Thanh Hóa trong những năm tiếp theo.

Lam Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]