(Baothanhhoa.vn) - Thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đang được xem là giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây cũng đang được xem là giải pháp căn cơ trong việc nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp

Thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đang được xem là giải pháp quan trọng nhằm bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây cũng đang được xem là giải pháp căn cơ trong việc nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta.

Thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp

Diện tích trồng ớt được liên kết sản xuất tại xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa).

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, những năm qua, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh việc thu hút doanh nghiệp, như: Hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính khi tham gia đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp; tích cực thực hiện công tác tích tụ đất đai theo nhiều hình thức để thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xúc tiến thương mại nông sản; tham gia các hội chợ do các bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các tổ chức nước ngoài tổ chức; tổ chức hội nghị kết nối cung - cầu và giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn. Thông qua các hoạt động này, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác,... gặp gỡ, trao đổi, ký kết hợp đồng hợp tác; đồng thời, quảng bá, giới thiệu đến đông đảo khách hàng các sản phẩm nông sản thế mạnh của tỉnh. Cùng với đó, để đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp, tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt cho doanh nghiệp, HTX liên kết với hộ gia đình, cá nhân để sản xuất và bao tiêu sản phẩm các cây trồng: Khoai tây, ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu, cà chua, hành, tỏi, rau màu, ngô dầy và cỏ các loại làm thức ăn chăn nuôi bò sữa, bò thịt trên đất hai lúa và lúa màu, với mức hỗ trợ từ 2 đến 5 triệu đồng/ha canh tác/năm. Ngoài ra, còn thực hiện hỗ trợ tổ chức, cá nhân làm đầu mối bảo quản, sơ chế, tiêu thụ, với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha canh tác/năm cho HTX, doanh nghiệp sơ chế, bảo quản nông sản, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất nông nghiệp, nên hiện số lượng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 755 doanh nghiệp. Riêng trong năm 2018, toàn tỉnh đã thu hút được 47 doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp nói trên đều đang thực hiện liên kết với bà con nông dân trong sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có hàng chục nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, hàng triệu con gia súc, gia cầm được sản xuất theo hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp. Việc thực hiện liên kết sản xuất đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh xây dựng và nhân rộng được các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả cao, như: Sản xuất hạt giống lúa lai F1 từ 550 - 750 ha/năm; sản xuất giống lúa thuần đạt gần 3.000 ha/năm; mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ 283 ha của Công ty CP Mía đường Lam Sơn; mô hình liên kết sản xuất khoai tây của Công ty An Việt tại các huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn,... với tổng diện tích đạt gần 1.000 ha/năm; các mô hình liên kết sản xuất rau quả, như: Ớt, ngô ngọt, dưa bao tử, bí xanh, bí ngô, cam, bưởi... tại các huyện Hậu Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Đông Sơn..., với tổng diện tích đạt hơn 5.000 ha/năm... Việc liên kết sản xuất này đã góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên 1 ha đất trồng trọt và hiện tại bình quân đạt 80 triệu đồng/ha/năm, tăng 15,9 lần so với năm 2013.

Ngoài các mô hình liên kết sản xuất trồng trọt, trong chăn nuôi, trên địa bàn tỉnh bước đầu còn hình thành được chuỗi liên kết, điển hình như: Chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa của Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamiik; mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi của Công ty CP nông sản Phú Gia, Công ty CP nông sản Việt Hưng...

Theo ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: Trên cơ sở những kết quả đạt được từ việc liên kết sản xuất nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa định hướng ngành nông nghiệp và các địa phương tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân gắn với liên kết 5 nhà trong sản xuất nông nghiệp (nhà nông - Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà băng), tạo chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các HTX nông nghiệp, trang trại theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; xây dựng các thương hiệu hàng hóa nông sản xứ Thanh; xây dựng mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]