(Baothanhhoa.vn) - Xác định vai trò quan trọng của khoa học - kỹ thuật (KHKT), huyện Cẩm Thủy đã tích cực thực hiện chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Cẩm Thủy: Quan tâm ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Xác định vai trò quan trọng của khoa học - kỹ thuật (KHKT), huyện Cẩm Thủy đã tích cực thực hiện chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Cẩm Thủy: Quan tâm ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệpMô hình trồng lúa nếp hạt cau cho năng suất và hiệu quả cao tại xã Cẩm Phú.

Hàng năm, huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các xã, thị trấn tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, trồng cây lương thực, thực phẩm. Khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, khảo nghiệm các loại giống cây trồng mới, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt; tiếp cận công nghệ nông nghiệp chính xác, nông nghiệp hữu cơ; ứng dụng công nghệ hiện đại trong khai thác thủy sản và công nghệ bảo quản, chế biến thủy sản. Tiếp tục tổ chức các mô hình trình diễn chuyển giao cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trong các khâu giải phóng đất, gieo cấy và thu hoạch tại các xã Cẩm Thạch, Cẩm Ngọc và Cẩm Bình, Cẩm Vân...

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, từ năm 2022 đến nay, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện có bước phát triển. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Tổng diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, theo hướng công nghệ cao đạt 452,5 ha, đạt 105,2% so với kế hoạch huyện giao và đạt 105,2% so với kế hoạch tỉnh giao, trong đó lâm nghiệp là 307,5 ha, trồng trọt là 105 ha, chăn nuôi 40 ha. Các mô hình, điển hình đang từng bước được nhân rộng như mô hình vùng mía nguyên liệu, sản xuất vùng rau an toàn tập trung, vùng sản xuất cây ăn quả tập trung; phát triển trồng rừng gỗ lớn và vùng luồng thâm canh.

Chăn nuôi liên kết, gia trại, trang trại theo hướng an toàn sinh học và phát triển bền vững được đẩy mạnh. Một số trang trại chăn nuôi có quy mô lớn được hình thành như: trang trại chăn nuôi gà công nghệ an toàn sinh học tại xã Cẩm Quý của Công ty TNHH Đầu tư trang trại ST; trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại sinh sản công nghệ cao, quy mô 5.000 con/lứa tại xã Cẩm Quý của Công ty CP Chăn nuôi Phong Sơn; trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công tại xã Cẩm Châu của Công ty TNHH Chăn nuôi Cẩm Châu; cửa hàng xăng dầu và khu dịch vụ thương mại Lộc An tại xã Cẩm Ngọc của Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh thương mại Lộc An. Từ năm 2022 đến nay, toàn huyện có 5 sản phẩm được chứng nhận là sản phẩm OCOP bao gồm: mật ong hương rừng đất Cẩm, cơm lam Suối Ngọc, bánh lá Hương Diệu Sơn, trà Hoa Hồng, gà vườn Cẩm Thanh.

Có thể nói, việc ứng dụng KHKT không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, tập quán sản xuất, nên việc ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp cũng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn hỗ trợ mô hình chưa được nhiều, trình độ của người dân không đều nên chưa thúc đẩy việc phổ biến, áp dụng KHKT trên diện rộng. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Việc liên kết sản xuất chưa đồng bộ nên hiệu quả chuyển giao tiến bộ KHKT chưa cao.

Huyện Cẩm Thủy đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chú trọng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo, rau, củ, quả an toàn... Huyện cũng ưu tiên đầu tư phát triển nhóm sản phẩm có lợi thế. Ngoài việc khuyến khích người dân tiếp tục thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, huyện rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nông dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]