(Baothanhhoa.vn) - Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, được đánh giá là chương trình bao quát sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 159 hoạt động, tích hợp hơn 100 chính sách khác nhau... được xem là “bệ đỡ” giúp bà con Nhân dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

“Bệ đỡ” giúp bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo

Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, được đánh giá là chương trình bao quát sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Với 10 dự án, 14 tiểu dự án, 159 hoạt động, tích hợp hơn 100 chính sách khác nhau... được xem là “bệ đỡ” giúp bà con Nhân dân vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

“Bệ đỡ” giúp bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèoQuyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ là “bệ đỡ” giúp bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo. (Trong ảnh: Một góc bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát) Ảnh: Sơn Đình

Khi chính sách “gần” thực tiễn

Thanh Hóa là tỉnh có 11 huyện miền núi với 7 dân tộc anh em: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ Mú (trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 18% dân số cả tỉnh). Những năm gần đây, xu hướng nguồn lao động đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ra nước ngoài ngày một nhiều, được xem là “kim chỉ nam” trong phát triển kinh tế của nhiều gia đình, địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo số liệu thống kê từ Ban Dân tộc tỉnh, trong năm 2022, trên địa bàn các huyện miền núi đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 21.315 người; đưa 2.811 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Chủ yếu lao động xuất cảnh tập trung vào các thị trường, như: Đài Loan 1.368 lao động, Nhật Bản 806 lao động, Nga 280 lao động, Hàn Quốc 177 lao động, Romania 79 lao động, Singapore 24 lao động, các nước khác 77 lao động... Kết quả khả quan là vậy, song trên thực tế, công tác đào tạo nghề cũng như chương trình hỗ trợ XKLĐ vẫn còn những khó khăn, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng.

Xã Trung Hạ (Quan Sơn) có dân số đông thứ 3 toàn huyện, với 905 hộ, hơn 4.000 khẩu. Qua rà soát, số lượng lao động đi làm ăn xa của xã khoảng 900 người (đây là nguồn lao động có tay nghề), trong khi đó số lao động chưa qua đào tạo ở địa phương chiếm tới hơn 1.000 người. Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Hạ cho rằng: Với số lượng hơn 1.000 lao động (chủ yếu là lực lượng chưa qua đào tạo) tại địa phương, việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế. Ví như trong năm 2022, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với địa phương tổ chức mở được 1 lớp dạy đan lát cho 32 học viên và một lớp dạy nghề nuôi ong với 74 học viên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động sau đào tạo có việc làm và thu nhập ổn định chiếm rất thấp. Trong khi đó, số lượng con em đăng ký đi XKLĐ của địa phương cũng khá khiêm tốn. Trong 3 năm gần đây, số lượng đi XKLĐ chỉ là 27 người. Nguyên nhân được cho là chi phí đi XKLĐ lớn; khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội chỉ dành cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, tư duy nhận thức về chương trình này của một bộ phận người dân còn chưa cao, bó hẹp...

Trong khi, Mường Lát là huyện biên giới xa xôi, cách trở, việc thu hút doanh nghiệp giải quyết công ăn, việc làm tại chỗ còn hạn chế. Xu hướng đi làm ăn xa, đi XKLĐ có vai trò hết sức quan trọng. Ông Trương Văn Bình, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Lát, cho biết: Qua rà soát, năm 2022 trên địa bàn huyện Mường Lát có 150 lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng. XKLĐ được xem là một trong những giải pháp “đột phá” trong công tác giảm nghèo nhanh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi huyện Mường Lát, nhưng do đặc thù của huyện vùng biên giới, trình độ năng lực nguồn lao động thấp; đời sống người dân khó khăn, trong khi chi phí đào tạo, xuất cảnh lớn đang là những “rào cản” trong đẩy mạnh mở rộng chương trình.

Để giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cũng như XKLĐ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Năm 2022, Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ người lao động. Về phía Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6-9-2022 hướng dẫn thực hiện nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Theo đó, người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, các thủ tục khi đi nước ngoài làm việc.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 15/2022/TT-BTC ngày 4-3-2022 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025, hướng dẫn các mức hỗ trợ cụ thể, như: Đào tạo ngoại ngữ hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo 50.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo 400.000 đồng/người/tháng; hỗ trợ tiền trang cấp đồ dùng cá nhân (quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...) ở mức 600.000 đồng/người. Ngoài ra, người dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ tiền đi lại (1 lượt đi và về) khi tham gia đào tạo với mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cách địa điểm đào tạo từ 10 km trở lên; chi phí khám sức khỏe trước khi đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tối đa là 750.000 đồng/người. Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc thiểu số khi đi làm việc ở nước ngoài còn được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo đánh giá của các địa phương và người lao động, các chính sách hỗ trợ từ các thông tư trên ngày càng đầy đủ, “gần, sát” với thực tiễn. Từ đó tạo nên một “bệ đỡ” cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tự tin hơn khi tiếp cận, thụ hưởng các chương trình.

Còn những khó khăn...

Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, với mục tiêu nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của tỉnh cũng như cả nước. Giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ hủ tục. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia...

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ giai đoạn 2021-2025 thực hiện chương trình là 1.231,275 tỷ đồng. Năm 2022, tổng vốn được phân bổ để thực hiện là 412,217 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương 394,483 tỷ đồng (vốn đầu tư là 238,108 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 156,375 tỷ đồng); vốn ngân sách tỉnh 17,734 tỷ đồng. Kết quả giải ngân vốn chương trình đến đầu tháng 12-2022, đối với nguồn vốn đầu tư phát triển, hiện đã có 11/11 huyện hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và đang triển khai thực hiện; còn một số dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư thuộc dự án 2 ở các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn đang xây dựng dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về tiến độ giải ngân, đã giải ngân được 14.374 triệu đồng. Riêng nguồn vốn sự nghiệp, hiện nay các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện đang khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện các dự án, tiểu dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Được đánh giá là chương trình bao quát một cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội gồm 10 dự án thành phần, với 14 tiểu dự án, 159 hoạt động, tích hợp hơn 100 chính sách khác nhau. Đến thời điểm hiện tại, về tiến độ Thanh Hóa được đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện nhanh. Song, quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn, vướng mắc liên quan đến các thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình còn chậm hoặc chưa đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. Vì vậy, Ban Dân tộc tỉnh đang có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất, kiến nghị với các bộ, ban, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Trung ương.

Quyết định 1719 mang theo kỳ vọng đổi thay

“Bệ đỡ” giúp bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con Nhân dân bản Kịt (xã Lũng Cao, huyện Bá Thước) đã được thụ hưởng nhiều chính sách về phát triển kinh tế - xã hội. Song, với đặc thù là bản nghèo nằm trong vùng đệm trong của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, lâu nay bà con bản Kịt gặp phải không ít những khó khăn, rào cản. Đơn cử như, tình trạng thiếu đất sản xuất; hạ tầng cơ sở, văn hóa, giáo dục còn nghèo nàn; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao... Khi được cán bộ xã phổ biến, rà soát đối tượng cho Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, bà con Nhân dân bản Kịt rất vui, phấn khởi. Bởi, trong số 10 dự án thành phần có nhiều dự án, như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Đây được xem là những cơ hội để giúp Nhân dân bản Kịt từng bước vượt qua những “rào cản” mang tính quy định, đặc thù lâu nay.

Hà Văn Thao

Trưởng bản Kịt, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước

“Đòn bẩy” giúp Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

“Bệ đỡ” giúp bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo

Là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn huyện Mường Lát. Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo” của cả nước. Đây là chương trình không chỉ nhằm phát triển kinh tế - xã hội mà còn mang theo sứ mệnh đại đoàn kết các dân tộc, giàu tính nhân văn. Với huyện Mường Lát, nguồn vốn từ chương trình đóng vai trò rất quan trọng giúp địa phương tăng cường kết cấu hạ tầng, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đưa huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo. Để sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn từ chương trình, huyện Mường Lát đã thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và các hội, đoàn thể, tuyên truyền và vận động người dân đồng hành trong quá trình thực hiện. Các danh mục tiểu dự án, công trình được xã trình lên huyện cũng đều lấy ý kiến từ người dân và căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Trương Thị Huyên

Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Lát

Sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

“Bệ đỡ” giúp bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát nghèo

Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ được xem là chương trình mục tiêu bao quát một cách sâu rộng nhất từ trước đến nay đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, do đây là chương trình lớn, triển khai thực hiện lần đầu, trong triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nhất là văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa kịp thời và đầy đủ, việc phân bổ nguồn vốn vào thời điểm giữa năm là chậm nên sẽ gặp khó trong giải ngân vốn. Ban Dân tộc tỉnh vừa có Báo cáo số 215/BC-BDT, ngày 5-12-2022 về tình hình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, nêu rõ những đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Trung ương.

Cụ thể, đề nghị các bộ, ngành Trung ương được giao chủ dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của chương trình sớm ban hành các văn bản hướng dẫn (Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông); Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành tài liệu phục vụ cho các nội dung thuộc tiểu dự án 1 thuộc dự án thành phần số 5; Ủy ban Dân tộc sớm ban hành bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với tiểu dự án 2 của dự án thành phần số 5... Đối với những công trình nhóm C, quy mô nhỏ và rất nhỏ thuộc Chương trình 1719, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương phân bổ vốn hằng năm trình HĐND tỉnh ban hành không chi tiết đến danh mục công trình, mà chỉ giao đến đầu huyện, xã để các địa phương (huyện, xã) chủ động lựa chọn danh mục công trình cho phù hợp với nguồn vốn và mức vốn được giao. Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành thông tư thay thế Thông tư số 13/2019/TT-BXD, ngày 26-12-2019, trong đó hướng dẫn quy trình, thủ tục quản lý chất lượng thi công, nội dung, định mức chi phí thực hiện công tác bảo trì công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù quy định, để địa phương có cơ sở thực hiện...

Lê Đăng Ninh

Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Ban Dân tộc tỉnh

Bài và ảnh: Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]