(Baothanhhoa.vn) - “Bất động sản Việt Nam 2020 -2021: Sẵn sàng cho chu kỳ mới” – là chủ đề của buổi tọa đàm được tổ chức tại FLC Sầm Sơn vào ngày 29-8. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, đơn vị tư vấn với những dự báo, phân tích về một chu kỳ phát triển mới của thị trường BĐS mở ra tiềm năng đầu tư, cung cầu từng phân khúc…

Bất động sản diễn biến ra sao trong chu kỳ mới?

“Bất động sản Việt Nam 2020 -2021: Sẵn sàng cho chu kỳ mới” – là chủ đề của buổi tọa đàm được tổ chức tại FLC Sầm Sơn vào ngày 29-8. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, đơn vị tư vấn với những dự báo, phân tích về một chu kỳ phát triển mới của thị trường BĐS mở ra tiềm năng đầu tư, cung cầu từng phân khúc…

Bất động sản diễn biến ra sao trong chu kỳ mới?

Bất động sản đã trải qua 10 năm thăng trầm với nhiều khó khăn và cũng không ít thành tựu, từ giai đoạn đóng băng năm 2012-2013 đến phục hồi và thăng hoa trong giai đoạn 2017-2019 và chững lại trong 2019 – 2020 với những ảnh hưởng khó lường từ COVID-19.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, thị trường cũng chứng kiến những điểm sáng tích cực đến từ nỗ lực thúc đẩy đầu tư công, các chính sách tháo gỡ pháp lý, tình hình kiểm soát dịch tích cực, và trên hết là nguồn cầu dồi dào đến từ một trong những thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất trong khu vực.

Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số tăng nhanh, cao thứ 3 Đông Nam Á, thứ 12 châu Á, thứ 18 thế giới - cao gấp gần 5 lần thế giới, nhưng tỷ lệ đô thị hóa vẫn thấp nhất khu vực - 36% (2018).

Do đó, nhu cầu xây dựng và nhà ở nhìn chung sẽ khó giảm tốc. Đây sẽ là một lực đỡ quan trọng cho thị trường dài hạn, bên cạnh sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự đổ bộ của nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Theo khảo sát do một đơn vị truyền thông uy tín thực hiện trung tuần tháng 8, bất chấp thách thức từ COVID-19, bất động sản vẫn là kênh đầu tư dẫn đầu với 38% lượt bình chọn (tương đương gần 42.900 phiếu bầu tính đến 17/8). Các kênh đầu tư được ưu tiên sau đó lần lượt là gửi tiết kiệm (27%), chứng khoán (12%), vàng (17%) và cuối cùng là USD (6%).

Tất cả những yếu tố nói trên khiến giá đất có thể tăng giảm đan xen trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn luôn tăng mạnh theo thời gian, đặc biệt tại các mốc “lập đỉnh” như 1994, 2001, 2008, 2014.

Chu kỳ mới của thị trường (2021- 2030) không nằm ngoài xu hướng này, nhưng câu hỏi đặt ra là sự tăng giảm sẽ diễn ra ra sao, tại những khu vực nào, và những phân khúc nào?

Trong trạng thái bình thường mới, bức tranh bất động sản sẽ có những thay đổi gì đáng chú ý? Các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cần làm gì để tận dụng cơ hội phục hồi và đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường?.. .

Đây sẽ là những chủ đề được bàn thảo tại tọa đàm “Bất động sản Việt Nam 2020 – 2021: Sẵn sàng chu kỳ mới” do BizLIVE tổ chức.

Sự kiện diễn ra vào 13h ngày 29/8 tới, tại FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa) và truyền tải trực tiếp trên BizLIVE với sự tham dự của các diễn giả là chuyên gia kinh tế, tài chính, bất động sản; lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội và các đơn vị tư vấn hàng đầu Việt Nam.

Hội thảo gồm 2 phiên, trong đó phiên 1 có chủ đề “Tái cấu trúc thị trường mở ra cơ hội” sẽ phân tích, đánh giá chung về bức tranh toàn cảnh của bất động sản ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là các điểm sáng được dự báo thúc đẩy thị trường. Bên cạnh đó là câu chuyện kinh doanh và trải nghiệm thực tế của các doanh nhân trong nỗ lực tái cấu trúc và thích nghi trong giai đoạn bình thường mới.

Tại phiên hai, các diễn giả sẽ cùng phân tích diễn biến các phân khúc cụ thể, tiềm năng, nguồn cung, cơ hội đầu tư và thị hiếu tại mỗi phân khúc trong ngắn và dài hạn, đồng thời đưa ra những tư vấn, khuyến nghị cần thiết cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian tới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]