(Baothanhhoa.vn) - Báo chí không chỉ phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống, mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Niềm tin dành cho báo chí càng cao thì trách nhiệm của cơ quan truyền thông, những người làm nghề càng phải thể hiện xứng đáng. Đó là yêu cầu luôn đặt ra đối với những người làm báo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vinh dự, trách nhiệm nghề báo

Báo chí không chỉ phản ánh đời sống xã hội qua việc thông tin nhanh nhất, chân thực nhất những sự kiện thời sự trong đời sống, mà còn ở việc định hướng thông tin tới công chúng. Niềm tin dành cho báo chí càng cao thì trách nhiệm của cơ quan truyền thông, những người làm nghề càng phải thể hiện xứng đáng. Đó là yêu cầu luôn đặt ra đối với những người làm báo.

Phóng viên tác nghiệp. Ảnh: T.L

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ...”. Người cũng nhắc nhở các nhà báo phải sử dụng đúng sức mạnh của ngòi bút, ngôn từ, viết đúng sự thật; đồng thời, phải không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ nghề nghiệp, biết tự trang bị kiến thức, vốn sống, bản lĩnh nghề nghiệp để tự bảo vệ mình trong tác nghiệp và không bị cám dỗ, sa ngã trước những lợi ích vật chất.

Những ai đến với nghề báo đều luôn cảm thấy tự hào vì mình đã và đang góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Những bài viết thấm đẫm tính nhân văn về lòng vị tha, tình yêu, cuộc sống...; những nhân tố tích cực được biểu dương trên các phương tiện thông tin đại chúng từ sự phát hiện của nhà báo, góp phần củng cố, khẳng định niềm tin của người dân vào chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, những góc khuất, vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội cũng được kịp thời phản ánh. Đó là những bài viết, phóng sự, phóng sự điều tra... đưa nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, sai phạm về kinh tế,... ra ánh sáng.

Chính lòng nhiệt huyết với nghề, cái tâm của người cầm bút giúp họ luôn tràn đầy sinh lực, đủ dũng khí đấu tranh chống lại những cái ác, cái xấu. Đây là điều đáng quý và sự dấn thân của nhà báo thật đáng tự hào.

Tuy vậy, không phải tất cả những người làm báo đều làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình. Vẫn còn đâu đó những nhà báo lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi bất chính, bẻ cong ngòi bút vì đồng tiền. Những vụ nhà báo bị khởi tố, vướng vòng lao lý thời gian qua là bài học chung cho những người trong nghề và cũng là những điều đáng để mọi người cùng suy ngẫm.

Để báo chí xứng đáng là đại diện tiếng nói cho người dân, bản thân mỗi nhà báo phải có sự nỗ lực, rèn luyện, không ngừng tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn, thường xuyên học tập, tích lũy kiến thức, nâng cao phẩm chất, có cái tâm trong sáng... đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới. Cùng với đó, mỗi nhà báo phải dũng cảm đấu tranh bảo vệ chân lý, đấu tranh với sự bất công, dám chống tiêu cực. Đồng thời, phải luôn trung thực, phản ánh khách quan, chân thực trong mỗi bài viết, bản tin. Người làm báo cũng cần giữ cho mình luôn trong sạch trước những cám dỗ của vật chất, không buông xuôi, phải thể hiện bản lĩnh người làm báo cách mạng, thực hiện tốt vai trò chuyển tải thông tin, định hướng dư luận và quảng bá văn hóa đến với công chúng, bạn đọc.

Tự hào với nghề, những người làm báo biết ý thức trách nhiệm của mình sẽ luôn đồng hành cùng cuộc sống, hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn. Chỉ có tâm huyết và đạo đức nghề nghiệp tốt mới trở thành động lực thúc đẩy người làm báo dấn thân vào những nơi khó khăn, vất vả, thậm chí là nguy hiểm để có những tác phẩm có ích cho xã hội.


Xuân Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]