(Baothanhhoa.vn) - Cách đây bốn mươi ba năm, bà con thôn 2, xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc) cứ ba, bốn giờ sáng đã nghe tiếng cót két của cỗ xe hai bánh và tiếng móng trâu được đóng đinh sắt gõ lộp cộp trên đường làng, chẳng bao lâu ai nấy đều biết cỗ xe này do ông thương binh Trịnh Văn Phước điều khiển đi chở lúa, chở gạch, chở đá, gỗ, luồng phục vụ bà con trong xã...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tàn nhưng không phế

Cách đây bốn mươi ba năm, bà con thôn 2, xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc) cứ ba, bốn giờ sáng đã nghe tiếng cót két của cỗ xe hai bánh và tiếng móng trâu được đóng đinh sắt gõ lộp cộp trên đường làng, chẳng bao lâu ai nấy đều biết cỗ xe này do ông thương binh Trịnh Văn Phước điều khiển đi chở lúa, chở gạch, chở đá, gỗ, luồng phục vụ bà con trong xã...

Mô hình kinh tế của cựu chiến binh Lê Đức Long, xã Thành Vân (Thạch Thành) cho hiệu quả cao. Ảnh: Thu Vui

Sắp tới ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, 8 giờ sáng ngày 17-4-1975, đơn vị quân giải phóng đang thần tốc tiến qua Thừa Thiên-Huế, chẳng may Phước vấp phải quả mìn lá nổ làm cụt mất một ống chân trái tại sân bay Phú Bài... Mấy tháng sau anh rời quân y viện về quê. Gia đình, bà con làng xã thấy anh vai đeo ba lô, đầu đội mũ tai bèo, tay chống nạng khập khiễng đi từ đường Phần Quan về làng mà lòng xúc động trộn lẫn niềm vui không tả xiết... Tận dụng số tiền trợ cấp cộng thêm vốn của bố mẹ dành dụm bấy lâu, anh cưới vợ rồi mua bộ xe trâu. Từ đó, cứ nghe tiếng gà gáy là anh dậy chuẩn bị đồ nghề điều khiển xe trâu. Vợ anh thuộc diện con nhà nền nếp, cũng chuẩn bị ra đồng rõ sớm. Cô thạo việc lắm, siêng năng chịu khó không thua kém ai. Công việc chính hàng ngày là trồng lúa, trồng ngô, sắn và chăn nuôi. Những lúc giãn việc cô lại xuống đồng mò cua, bắt ốc, diu tép cải thiện. Sau hai năm tiết kiệm, gia đình đủ vốn xây được căn nhà ngói 4 gian cộng trái bếp, đây là niềm tự hào và thật sự đáng phục đối với bà con quê hương thời ấy. Thấy nhà ngói đỏ của anh mọc lên, nhiều bà con trong làng cũng đua nhau xóa cảnh nhà tranh tre nứa lá. Tuy không có xe trâu như Phước nhưng họ cũng tìm ra việc làm để kiếm thêm tiền xóa đói, giảm ngèo như thợ xây, thợ mộc, chăn nuôi. Thấy anh nuôi mỗi vụ dăm sáu trăm vịt, có người còn nuôi giỏi hơn, hàng nghìn con. Chẳng bao lâu xóm làng giàu có lên. Đi đâu cũng nghe người ta nhắc nhiều về Phước: Dùng thuốc chống bệnh cho trâu bò, gà vịt cũng hỏi Phước, dùng đá thay gạch xây nhà cũng học Phước, các cách chăm gia súc, gia cầm cũng hỏi Phước... Thực ra anh chưa qua trường lớp đào tạo nghề nhưng rất chịu khó học từ những người chuyên nghề chữa bệnh và chăm gia súc, gia cầm.

Thấy chồng chịu khó sử dụng cỗ xe trâu, chiều về lại lao vào đỡ đần cho vợ con những việc như quét dọn chuồng trâu, chuồng lợn, cô Duống, vợ anh rất cảm động và càng hăng hái việc nhà, việc đồng hơn. Có lần cô nói với bạn bè: “Mỗi khi thấy anh ấy một tay chống nạng, chân lặc, còn mỗi một chân mà chẳng ngại bất cứ công việc gì là tôi không cầm được nước mắt, đành ngoảnh mặt đi. Cũng may mà con cái, lạy trời chẳng mấy khi chúng bị động trời hay phải gió, ăn đâu lớn đó, tám tuổi là chúng đã biết quét nhà, nấu cơm, cắt cỏ, giữ trâu...”. Công việc của chồng là thế, còn vợ, chưa vụ nào cô thu hoạch dưới ba tạ thóc/sào, trong khi những chị em khác giỏi lắm cũng chỉ được hai tạ rưỡi... nên năm nào cô cũng được cấp trên tặng giấy khen.

Năm tháng qua mau, mấy đứa con anh đã xây dựng gia đình rất hạnh phúc. Nay thằng con út là đứa làm nhà sau rốt, vợ chồng chúng cũng xây được căn nhà mái bằng kiên cố. Tất cả mấy đứa con anh đều đua nhau làm ăn và chăm lo cho con cái học hành. Cháu nào cũng ngoan, học tốt. Đặc biệt mấy anh em họ tuyệt đối tránh xa các đám bài bạc, đề đóm, rượu chè bê tha nên được bà con chòm xóm yêu mến.

Nhận được tin Phước ốm, chúng tôi đến thăm thì anh vừa xuất viện. Nhìn mấy ông khách có vẻ thương anh gầy yếu, da xanh nhợt, được mỗi hai gò má có chút gợn hồng, chưa ai kịp lên tiếng, anh cười: “Có chi mà phải thăm với nom. Tôi cũng như con mèo ấy mà, chỉ nhác ăn, khò khè vài bữa lại đâu vào đấy, lại chăm nom nhà cửa như thường - anh nói tiếp - thật chả mấy khi các anh đến... Nếu như mấy năm trước, nhà tôi còn sống, sẽ vù đi mấy phút là đã có chai rượu với cái gì gì đó cho chúng ta tè... ẹt... ga! Tý ơi! Tý có nhà không đấy, lên bố nhờ... Đó, cái thằng gần đây nhất lại cũng cùng vợ đi làm rồi”. Ông Khuyên ngắt lời Phước và giơ tay ra hiệu: “Ngồi xuống, già cả rồi còn rượu chè cái chi. Hôm nay chi hội cựu chiến binh gửi chú ít tiền gọi là. Sống được là phúc! - Thấy Phước chảy nước mắt ông vỗ vai - mình phải cứng rắn lên mới được. Cô ấy sớm ra đi cũng là do cái số, ai cũng phải chết, có điều sớm hoặc muộn thôi. Cô ấy ra đi ở cái tuổi ngoài sáu mươi rồi còn chi, chắc ở nơi suối vàng cô sẽ được yên giấc ngàn thu vì đã lo cho con cháu trưởng thành. Chú thử xem cả làng này, mấy ai được như nhà chú? Còn rượu chè, chẳng nên lấy nó giải sầu... tôi nghe nhiều về chú rồi đấy! Nhân hôm nay đông đảo anh em, có một chai rượu đầu nút lá chuối với ít lạc luộc tôi mang theo để chúng mình cùng vui, chả mấy khi... Nhớ nhá, tôi còn nghe tiếng chú say rượu nữa thì đừng có trách!”.

Trong cuộc vui, họ kể cho nhau những kỷ niệm thời khói lửa, say sưa đến nao lòng. Cuối cùng ông Khuyên bắt nhịp và thổi sáo cho mọi người đồng thanh hát bài “Giải phóng miền Nam”, vui nhộn, hùng dũng không kém tuổi hai mươi của họ hơn bốn mươi năm về trước. Bỗng Phước đứng lên, một tay nắm mép bàn để khỏi ngã. “Bác Khuyên còn nhớ không - anh kể - cái lần ở Xiêm Riệp ấy? Hôm hai anh em mình mò cá ở hố bom. Cá nhiều ơi là nhiều. Mới bắt được mươi con cá chuối, vài chục con trê, định kiếm thêm vài chục con nữa cho cả đại đội ăn thoải mái bỗng “thằng cán gáo” bay vào... May được anh tỉnh tai, vít đầu em dìm xuống nước rồi cả hai cùng hụp, chỉ để lộ hai lỗ mũi mà thở. Chao ơi, hắn vòng đi vòng lại ba lần, em nghĩ chuyến này chết là cái chắc! Sợ nhất cái thằng đội mũ sắt trên cửa máy bay, tay lăm lăm khẩu trung liên đang nghiêng nghiêng ngáo ngáo, nó mà phát hiện được chúng mình thì không còn gì để nói...”.

Ông Hiệu nãy giờ cứ há hốc miệng nghe chuyện chiến tranh, cảm động đến nỗi hai đầu mắt ứa mấy hạt nước long lanh. Bỗng ông ngắt lời Phước:

- Sao anh không đi khám lại, hầu hết những người như anh bây giờ đã được xếp thương binh loại một cả rồi đấy?.

- Có, đầu năm nhận được thông báo tôi đi ngay - Phước trả lời - nhưng không có gì thay đổi. Cảm ơn anh quan tâm. Vừa qua cũng có người bầy cách mang theo một số tiền “giao dịch”, nhưng tôi nghĩ mình còn được mấy gang tay nữa mà đâm đầu vô những điều dại dột!... Nay tôi chẳng còn thiếu chi: Cơm ngày ba bữa được con cháu mang đến tận mồm rồi nhé, con cái đứa nào cũng có nhà ngói, sân gạch, công trình phụ đầy đủ cả rồi nhé... vậy còn mò thêm mấy đồng “không đẹp” nữa mần chi? Nếu cứ nghe lời anh bạn nọ, tôi chẳng những rất khổ tâm mà còn nhục nhã! Xưa các cụ thường nói: Nếu cố tình làm những điều trái Đạo, chắc chắn cuối đời sẽ chấp nhận một cái gì thật tồi tệ! Nhất là vừa qua chúng mình đã được học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Nhu cầu cuộc sống mỗi người mỗi khác, nhưng riêng tôi chỉ mong sao mình tàn nhưng không phế là phúc lắm rồi. Mình đủ cơm ăn, áo mặc, con cái đuề huề cả rồi, theo tôi chúng ta phải sống thế nào để tổ tiên chẳng bao giờ phải bận lòng xót xa...

- Đúng vậy - ông Khuyên họa thêm - từ ngày kết thúc lớp học đến nay, không phải chỉ làng ta mà cả xã đổi mới rất nhiều. Mấy đám bài bạc cá cược thôi hẳn, thanh niên nô nức kéo nhau đi làm ăn ở các công ty, nhà cao cửa rộng đua nhau mọc lên san sát. Nay tôi được biết ban thi đua xã đã đến lấy tài liệu hết các thôn để chuẩn bị cho đợt khen thưởng tới, trong đó có nhà ông Phước và sáu người con đã xây dựng gia đình có nhà cao cửa rộng...

Đến nay, đã mấy tháng tôi vẫn không quên chuyến thăm mấy gia đình neo đơn và những gia đình thương binh, liệt sĩ. Điều tôi cảm phục nhất là gia đình ông Trịnh Văn Phước, làm thế nào mà sáu đứa con ông, không phải riêng họ, đến cả nhiều người trong làng cũng học tập ông về việc phát triển kinh tế. Tôi còn nhớ buổi đàm đạo hôm ấy, sau khi một người hỏi: Chân què thế làm sao ông lo nổi tám miệng ăn và nhất là, ngày nay đứa nào cũng đầy đủ và có của ăn của để? Ông cười: Quy luật trời sinh voi sẽ sinh cỏ! Nói vậy thôi, mọi người thử ngẫm xem, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng ngày trở về Người đã có đủ khả năng khối óc dựng nên cơ đồ... Còn chúng ta, được vui sướng sống trong hòa bình chả lẽ làm ngơ trước cảnh con cháu thiếu học? Nếu chưa làm được ngôi nhà nhiều tầng thì cũng phải gắng làm nên căn nhà ngói và những công trình phụ mới đúng! Nay tôi có một kinh nghiệm: Để có được cuộc sống như ngày nay, ngoài việc động viên mọi người trong gia đình hăng say lao động mà còn phải có đầu óc học hỏi, đồng thời lúc nào cũng đưa ý thức tiết kiệm lên hàng đầu, đó là hình thái kiến tha lâu cũng đầy tổ...


Bút ký của trọng Nghĩa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]