(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi về xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) khi nơi đây đang nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội Cầu Ngư sẽ được diễn ra vào đầu tháng tư tới. Ông Nguyễn Văn Minh, năm nay 85 tuổi, là người có uy tín trong làng, được giao làm trưởng ban quản lý cụm di tích Diêm Phố, trưởng ban khánh tiết, người trực tiếp thực hành lễ hội cùng với các nghệ nhân của làng đang tỉ mỉ làm các công đoạn đóng Long Châu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những nghệ nhân dân gian của làng Diêm Phố

Chúng tôi về xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) khi nơi đây đang nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội Cầu Ngư sẽ được diễn ra vào đầu tháng tư tới. Ông Nguyễn Văn Minh, năm nay 85 tuổi, là người có uy tín trong làng, được giao làm trưởng ban quản lý cụm di tích Diêm Phố, trưởng ban khánh tiết, người trực tiếp thực hành lễ hội cùng với các nghệ nhân của làng đang tỉ mỉ làm các công đoạn đóng Long Châu.

Các nghệ nhân làng Diêm Phố, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) tham gia đóng Long Châu. Ảnh: N.A

Nghỉ tay trong giây lát, ông Minh cho chúng tôi biết, từ năm 1996, ông về nghỉ hưu, sau đó làm chủ tịch hội người cao tuổi của xã và tham gia thực hiện các nghi lễ trong các lễ hội. Xuất phát từ cuộc sống của người dân Ngư Lộc bao đời gắn liền với sông nước, lênh đênh trên biển khơi, nên từ lâu các cụ cao niên trong làng đã coi việc đóng Long Châu hàng năm là việc làm hết sức ý nghĩa, để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu tài, cầu lộc, cầu phúc cho nhân dân, cầu cho ngư dân ra khơi vào lộng được an toàn, đánh bắt được nhiều tôm cá. Riêng đối với ông, công việc đóng Long Châu có vai trò hết sức quan trọng trong lễ hội Cầu Ngư và ông là người có nhiều đóng góp thiết kế, cải tiến kỹ thuật đóng Long Châu lên đỉnh cao nghệ thuật.

Sở dĩ ông Minh biết được các bước thực hành lễ hội là do ông học được từ các cụ trong làng truyền lại hồi nhỏ. Cứ vậy, người già truyền cho người trẻ, người đi trước truyền cho người đi sau. Mỗi năm, ông lại có những cải tiến, sáng tạo về mặt kỹ thuật ngày càng hoàn chỉnh, người sau cứ dựa theo đó mà làm. Hiện nay, ông được coi là tổng chỉ huy, người trực tiếp chỉ đạo về mặt kỹ thuật đóng Long Châu và điều hành các nghi lễ.

Ông Minh còn cho biết thêm, việc đóng Long Châu nhất thiết phải kỹ càng thì mới linh thiêng. Những người đóng Long Châu đều được chọn ở trong làng, trong xã. Trong năm, gia đình họ phải không có tang cớ, ốm đau hay vướng mắc gì. Vào những năm tiểu lễ, Long Châu được làm nhỏ hơn, ngược lại những năm đại lễ làm quy mô lớn hơn, các chi tiết trên Long Châu cũng nhiều và phong phú, đặc sắc hơn. Việc đóng Long Châu được diễn ra trong suốt 20 ngày, hoàn thành xong trước lễ hội chỉ một vài ngày. Mỗi ngày lại có khoảng 12 người làm, làm ban ngày không đủ thời gian và công lao động, có khi phải làm thêm vào ban tối. Nguyên liệu để đóng Long Châu gồm nứa, luồng, giấy và dây thép. Ban tổ chức phải cắt cử người (thường là các thủ từ) thay nhau trông nom canh gác bảo vệ Long Châu, vì đây là vật thiêng, người lạ nhất định không được đụng vào. Việc đóng Long Châu cũng như các công việc khác của lễ hội đều được tiến hành vào ngày lành, tháng tốt.

Không chỉ tham gia vào các công việc chính của lễ hội, ông Minh còn truyền dạy, hướng dẫn cho các thế hệ sau các bước tiến hành trong lễ hội Cầu Ngư, cách bài trí cỗ mũ, trình tự rước lễ... Ông tâm sự: “Tôi mong muốn lúc nào cái tâm của mình cũng hướng về lễ hội Cầu Ngư, chăm lo tốt công việc của làng, của xã giao cho. Nhất là khi lễ hội Cầu Ngư được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bản thân tôi là người trực tiếp thực hành lễ hội cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào, vì giờ đây giá trị độc đáo của lễ hội Cầu Ngư đã lan tỏa chạm tới tâm linh tín ngưỡng của không chỉ nhân dân trong vùng, trong tỉnh mà du khách thập phương khắp nơi cũng đều biết đến”.

Những điều ông Minh chia sẻ cũng là ước nguyện chung của các nghệ nhân và nhân dân làng Diêm Phố. Không chỉ có ông Minh, các nghệ nhân như ông: Phạm Huy Chi, Đặng Văn Điều, Nguyễn Văn Nhâm, Phạm Văn Hùng... là những người có uy tín, tuy tuổi cao, trước đây mỗi người một nghề song họ đều tích cực tham gia làm nên thành công của lễ hội làng biển, với vai trò là người thực hành lễ hội, chủ tế, người làm Long Châu... Với tài năng và tín ngưỡng thờ phụng thần linh, các nghệ nhân dân gian làng Diêm Phố đã sáng tạo nên một hệ thống các tín ngưỡng thờ cúng vô cùng độc đáo và đặc sắc.


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]