(Baothanhhoa.vn) - Không biết tự bao giờ, hình ảnh người thầy, người cô được ví với hình ảnh “người lái đò” trên dòng đời ngược xuôi. Năm tháng qua đi, trên dòng đời tấp nập đó, những “người lái đò” vẫn thầm lặng đưa từng chuyến đò sang sông, nâng bước cho bao thế hệ học trò nên người. Con đò tri thức ấy chở đầy những ước nguyện, những khát khao, chuyến đò tuy nhỏ, lặng lẽ nhưng lại là những mảnh ghép quan trọng để đưa ta đến bờ bến mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Người lái đò” trong kỷ nguyên số

Không biết tự bao giờ, hình ảnh người thầy, người cô được ví với hình ảnh “người lái đò” trên dòng đời ngược xuôi. Năm tháng qua đi, trên dòng đời tấp nập đó, những “người lái đò” vẫn thầm lặng đưa từng chuyến đò sang sông, nâng bước cho bao thế hệ học trò nên người. Con đò tri thức ấy chở đầy những ước nguyện, những khát khao, chuyến đò tuy nhỏ, lặng lẽ nhưng lại là những mảnh ghép quan trọng để đưa ta đến bờ bến mới.

“Người lái đò” trong kỷ nguyên số

Trường THPT Hàm Rồng trang bị máy chiếu góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ngày nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) bắt đầu xuất hiện từ thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI đã tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực và dĩ nhiên, sự nghiệp “trồng người” cũng không nằm ngoài sự tác động đó.

Trong một thế giới mà tri thức và kinh nghiệm là hoàn toàn miễn phí và ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn cho tất cả mọi người. Các thầy cô không còn giữ vai trò duy nhất trong việc truyền tải kiến thức. Không phải chỉ vì khả năng máy móc có thể lưu trữ và thậm chí chuyển giao các loại kiến thức khác nhau một cách dễ dàng, mà còn bởi vì học sinh ngày nay có thể có được kiến thức họ muốn một cách nhanh chóng. Công nghệ cũng có thể sẽ giải phóng cho các thầy, cô giáo những công việc nhàm chán như chấm bài, hay theo dõi kết quả học tập. Nhưng có một thứ công nghệ không bao giờ có thể thay thế người thầy, đó là khả năng giao tiếp giữa người và người, khả năng thắp lửa, khả năng truyền cảm hứng.

Bởi không phải đứa trẻ nào cũng có đủ sự tự chủ, quyết tâm và kiên định, đủ để kiên trì theo đuổi một khóa học online nào đó. Và chỉ có người thầy mới có thể khơi gợi cho trẻ thấy niềm vui thực sự của học vấn, của việc tự tạo ra được một sản phẩm cụ thể nào đó sau khi học; giúp biến những đứa trẻ “chán đến trường” trở thành những con người có bản lĩnh, tự chủ, đam mê và tôn trọng tri thức. Vì vậy, “người lái đò” trong kỷ nguyên số phải là người dẫn dắt, khơi nguồn, chỉ hướng cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để họ phát triển hơn, hoàn thiện hơn.

Thiết nghĩ, trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng có hình bóng của những người thầy, người cô - những “người lái đò” lặng thầm luôn đồng hành, dẫn dắt, định hướng cho mỗi chúng ta trong suốt những năm tháng tìm kiếm con đường, lối đi của riêng mình. Sự trưởng thành của mỗi con người, nếu không có những chuyến đò ấy, mấy ai vươn ra được biển lớn, vượt được sóng gió trùng khơi.

Quang Tự


Quang Tự

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]