(Baothanhhoa.vn) - Nhà thơ Vũ Quần Phương tên thật là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940 tại Hà Nội. Ông đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ký ức Điện Biên như ngọn đèn soi rọi cuộc sống hôm nay

Nhà thơ Vũ Quần Phương tên thật là Vũ Ngọc Chúc, sinh năm 1940 tại Hà Nội. Ông đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Trong hơn mười tập thơ đã xuất bản, tập thơ “Phía ngoài kia là rừng” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, có nhiều bài thơ mang tính triết lý với những suy ngẫm từ hiện thực cuộc sống, đặc biệt là bài thơ “Hò dô ta nào!” tác giả gửi vào tác phẩm lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho đất nước hòa bình, độc lập và sự hy sinh đó mãi như ngọn đèn soi rọi lương tri cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Bài thơ “Hò dô ta nào” của Vũ Quần Phương với thể thơ tự do và phương pháp tu từ bằng nhiều ngôn ngữ nhân hóa, so sánh, giàu hình ảnh, đã để lại cho bạn đọc những thông điệp về ký ức chiến thắng Điện Biên Phủ với hình ảnh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo. Hình ảnh đó không chỉ là một bản anh hùng ca bất diệt, mà còn như ngọn đèn soi rọi đến mỗi việc làm của chúng ta với đất nước, với nhân dân hôm nay, sao cho xứng với máu đào tiền nhân đã nhuộm đỏ lá quốc kỳ Tổ quốc. Đọc thơ Vũ Quần Phương bạn đọc cần đi theo mạch tư duy một trường liên tưởng đủ mạnh, để cảm nhận những câu thơ nhẹ nhàng nhưng chuyển tải nhiều ý tưởng sâu sắc. Mở đầu bài thơ “Hò dô ta nào!” ông viết:

“Hò dô ta nào!

Cái dây tời các anh choãi chân đứng kéo

Bây giờ vẫn căng

Vịn vào tiếng hò xưa

Chúng tôi nắm những dây tời mới

Kéo qua mỗi ngày thường

Những vất vả nhọc nhằn chưa hết”.

Câu thơ mở đầu tả lại tư thế những chiến sĩ kéo pháo lên đồi cực nhọc, vất vả để chuẩn bị cho trận chiến của những ngày đã xa, điều đó tưởng chỉ còn trong ký ức, nhưng không, cuộc sống hôm nay người dân Việt Nam chưa ngưng vất vả, gian nan, với những “trận chiến” mới với những dây tời mới, cũng khó khăn, cực nhọc chẳng kém “trận chiến” xưa. Đọc đến đây chúng ta thấy dần hiện về những trận chiến lịch sử cùng bao tấm gương anh dũng của những người anh hùng không tiếc tuổi trẻ, máu xương, sẵn sàng hy sinh vì hòa bình và độc lập dân tộc:

“Tô Vĩnh Diện năm ấy bao nhiêu tuổi

Bao nhiêu tuổi những ai năm ấy vai bầm?

Câu thơ viết nửa chừng muốn khóc

Đường pháo đi hôm ấy cũng mưa dầm”.

Từ suy ngẫm, chiêm nghiệm qua thực tiễn và thấu hiểu mỗi trang sử của dân tộc sâu sắc, nhà thơ khẳng định cuộc “đấu tranh” trong tư tưởng, trong hành động ở mỗi con người hôm nay cũng khốc liệt không kém: “Vừa phải kéo tời căng, vừa phải chèn như Tô Vĩnh Diện”. Trạng thái vượt dốc hôm nay không có con dốc hay sườn núi cụ thể, nhưng những đỉnh cao hiểm trở đó lại nằm ngay trong con người mình, vẫn cần phải hy sinh như Tô Vĩnh Diện xưa từng lấy thân mình chèn pháo để trung trinh một lòng vì dân, vì hòa bình phồn vinh và độc lập dân tộc:

“Bao đỉnh cao mù sương

Trong lòng người

phải vượt.

Câu thơ chớ lên gân

Nhưng đã nắm đầu dây thì đừng tiếc sức

...

Nhưng xuôi tay thì lăn xuống vực

Lăn cả khẩu pháo xưa Tô Vĩnh Diện đã chèn”.

Nhà thơ hàng ngày chứng kiến những đổi thay của quê hương, đất nước, đồng thời cũng chứng kiến những mặt tiêu cực trong cuộc sống cơ chế thị trường. Đồng tiền khiến nhiều trái tim lầm lạc, nhiều người đánh mất lương tri, coi thường đạo lý, câu kết vơ vét tiền bạc do nhân dân đóng góp từng đồng thuế mà có để vun vén cho gia đình, tiêu xài như nước. Với thể thơ tự do, cách tu từ với sự so sánh trực diện giữa: “Tô Vĩnh Diện năm ấy bao nhiêu tuổi/ Bao nhiêu tuổi năm ấy những ai vai bầm?”. Mỗi vần thơ của Vũ Quần Phương chìm sâu bao nỗi đau nhân tình thế thái trong cuộc sống hôm nay, biểu hiện bằng những dòng thơ nức nở:

“Câu thơ viết nửa chừng muốn khóc

Đường pháo đi hôm ấy cũng mưa dầm

....

Các anh hiểu bằng tim và chỉ tim mới thế

Rằng khẩu pháo đang lao đừng tính nó bằng tiền

Tính bằng máu và các anh nhận trả

Cái phép tính nhanh như phản xạ

Còn lay người cho đến hôm nay”.

Điều tác giả muốn gửi vào bài thơ “Hò dô ta nào!” chính là tấm lòng tri ân bao lớp tuổi xanh đã ngã xuống vì hòa bình và độc lập dân tộc. Những tấm gương kiệt liệt như những ngọn đèn soi rọi lương tri chúng ta, đồng thời cảnh tỉnh chúng ta về những cạm bẫy ham muốn vật chất giăng mịt mùng trong cuộc sống hiện thời, chúng cũng hiểm trở như núi cao, vực sâu, mỗi người cần tỉnh táo trong tư tưởng và hành động như gương người xưa đã cảnh giác với dây tời khi kéo pháo lên núi: “Nhưng xuôi tay thì lăn xuống vực”. Cuộc đấu tranh cam go với chính bản thân mình, với chính những dục vọng vật chất, tiền bạc nằm sâu, ẩn náu trong con người mình và chúng luôn hiện hữu quanh ta mời gọi, lôi kéo, chỉ một phút sơ sẩy, một khoảnh khắc mềm lòng “buông dây tời” là ai đó sẽ sa xuống vực sâu tội lỗi, là phản bội lại máu xương tiền nhân, Tổ quốc. Với những ý tưởng sâu sắc trên mà bài thơ “Hò dô ta nào!” là một trong những bài thơ khắc họa tư tưởng mang yếu tố triết lý sâu sắc, được bạn đọc mến mộ.


Viên Lan Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]