(Baothanhhoa.vn) - Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào đầu tháng 2-2019 tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Sau hơn 4 tháng, đến ngày 8-6, cả nước đã có 58 địa phương xuất hiện dịch, với số lượng buộc phải tiêu hủy là hơn 2,3 triệu con lợn. Điều này cho thấy mức độ nguy hại của bệnh dịch này đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chung tay nỗ lực khống chế dịch tả lợn châu Phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào đầu tháng 2-2019 tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Sau hơn 4 tháng, đến ngày 8-6, cả nước đã có 58 địa phương xuất hiện dịch, với số lượng buộc phải tiêu hủy là hơn 2,3 triệu con lợn. Điều này cho thấy mức độ nguy hại của bệnh dịch này đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.

Chung tay nỗ lực khống chế dịch tả lợn châu Phi

Phun tiêu độc, khử trùng tại chốt kiểm soát động vật xã Thành Tâm (Thạch Thành). Ảnh: Minh Hằng

Tại tỉnh ta, ngày 23-2, phát hiện ổ bệnh đầu tiên ở huyện Yên Định. Đến ngày 16-6, dịch bệnh đã xảy ra tại 4.101 hộ của 979 thôn, 307 xã, 26 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, buộc phải tiêu hủy 37.333 con lợn, trọng lượng 2.599.693 kg.

Trước nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, Ban Bí thư đã phải ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh DTLCP. Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế bệnh DTLCP là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có các Công điện, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định, tham gia hội nghị trực tuyến với các địa phương... và trực tiếp kiểm tra việc chống DTLCP. Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương “phòng chống dịch như chống giặc, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Phòng là chính, cơ sở là chính, dân là chính” và cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác này.

Tại Thanh Hóa, ngay sau khi có dịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo phòng, chống DTLCP. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp xuống cơ sở nắm tình hình, chỉ đạo công tác bao vây, dập dịch. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, khống chế dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn của Cục Thú y. Trong quá trình tổ chức thực hiện, tỉnh đã có một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn. Các chính sách hỗ trợ cũng được ban hành kịp thời, có sự điều chỉnh liên tục cho phù hợp với thực tế. Đồng thời công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP và các chính sách hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Hàng trăm nghìn tờ rơi được in ấn, cấp phát cho các huyện thực hiện công tác tuyên truyền về bệnh DTLCP... Theo đó, toàn tỉnh đã có 1 huyện và 24 xã công bố hết dịch, trong đó huyện Thường Xuân và 13 xã đã qua 30 ngày dịch không phát sinh. Tuy nhiên, lũy kế đến hết ngày 16-6, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 960 thôn, 294 xã của 25 huyện đang còn dịch bệnh DTLCP chưa qua 30 ngày; có 11 xã dịch phát sinh trở lại.

Với tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và lại chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị, dịch bệnh lây lan qua nhiều hình thức, đặc biệt là thông qua hoạt động của con người, phương tiện vận chuyển, hoạt động buôn bán, giết mổ lợn, sản phẩm của lợn rất khó kiểm soát. Trong khi đó, việc chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, lẻ, ý thức của một bộ phận người dân chưa cao... thì việc bệnh DTLCP trong thời gian tới vẫn còn diễn biến rất phức tạp, khó lường, có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, rất cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm túc phương châm: Hộ giữ hộ, trang trại giữ trang trại, thôn giữ thôn, xã giữ xã, huyện giữ huyện, để ngăn chặn dịch bệnh này. Đặc biệt, người chăn nuôi cần thực hiện thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh; có biện pháp ngăn chặn các loại côn trùng và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.

Sự chung tay nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP là rất quan trọng nhằm sớm khống chế dịch, ổn định tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.

Đức Tài


Đức Tài

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]