11:16 09/09/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân huyện Mường Lát chính là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN); sớm hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo. Phóng viên Báo Thanh Hóa có dịp trao đổi với các đồng chí: Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát; Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Cao Văn Long, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trung Lý; Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh xoay quanh chủ đề trên.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân huyện Mường Lát chính là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 11, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN); sớm hiện thực hóa mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo. Phóng viên Báo Thanh Hóa có dịp trao đổi với các đồng chí: Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát; Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa; Cao Văn Long, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trung Lý; Bùi Văn Nhân, Chủ tịch UBND xã Mường Chanh xoay quanh chủ đề trên.

Thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc và lồng ghép nguồn lực cho huyện Mường Lát

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Đồng chí Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh

PV: Xin đồng chí cho biết, Ban Dân tộc tỉnh đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện giúp đỡ, hỗ trợ, đồng hành cùng huyện Mường Lát trong thực hiện Nghị quyết số 11 ra sao?

Đồng chí Mai Xuân Bình: Mường Lát là địa bàn trọng yếu của tỉnh, đóng vai trò “phên dậu” bảo vệ Tổ quốc; là vùng có vị trí chiến lược quan trọng về KT-XH, QP-AN của tỉnh. Toàn huyện có 8 xã, thị trấn và 88 thôn, bản, khu phố, trong đó có 73 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2025. Là địa bàn cư trú và sinh sống của 6 dân tộc, trong đó có 3 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025, gồm các dân tộc Mông, Dao và Khơ Mú. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, huyện Mường Lát đã được đầu tư, hỗ trợ để thực hiện đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất của tỉnh và còn nhiều khó khăn, thách thức.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Đồng chí Mai Xuân Bình, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thăm Trạm Y tế xã Mường Chanh.

Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 11, ngày 29-9-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 4402/QĐ-UBND ngày 9-12-2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11, thời gian qua, Ban Dân tộc đã triển khai một số nhiệm vụ như: Tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, huyện Mường Lát được phân bổ vốn đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 149,471 tỷ đồng (vốn phân bổ đầu tư chi tiết năm 2022 và 2023 là 86,379 tỷ đồng, vốn sự nghiệp năm 2022 và 2023 là 59 tỷ đồng).

Thực hiện phân công của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 278/KH-UBND ngày 14-12-2021 về triển khai thực hiện Chương trình phát triển KT-XH khu vực miền núi Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, theo Quyết định số 624-QĐ/TU ngày 23-7-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố miền xuôi hỗ trợ UBND huyện Mường Lát phát triển KT-XH. Đến nay, tổng giá trị các sở, ngành hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Lát khoảng 2 tỷ đồng và nhiều hiện vật, trang thiết bị, cùng các hoạt động giúp đỡ gia đình nghèo, các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh giao, Ban Dân tộc đã tham mưu thực hiện có hiệu quả Quyết định số 4243/QĐ-UBND ngày 7-10-2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc gia hạn thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững vùng DTTS&MN, giai đoạn 2016-2020. Trong năm 2022 và 2023, Ban Dân tộc đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện đề án. Trong đó, huyện Mường Lát được hỗ trợ đầu tư 2 công trình (công trình đập, mương Nà Co Mị, khu phố Buốn, thị trấn Mường Lát và công trình đường trục nội đồng bản Buốn, thị trấn Mường Lát) với tổng kinh phí thực hiện 4,2 tỷ đồng. Hiện nay, các công trình đang được triển khai thực hiện.

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phát triển KT-XH khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tham mưu thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, lồng ghép nguồn lực cho huyện Mường Lát thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11.

-----

Lựa chọn những công việc trọng tâm, trọng điểm sát với thực tế địa phương và nhu cầu chính đáng của người dân

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Đồng chí Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát

PV: Sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11, xin đồng chí cho biết những chuyển biến từ nhận thức đến hành động của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mường Lát?

Đồng chí Triệu Minh Xiết: Nghị quyết số 11 là sự quan tâm rất lớn của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; của cấp uỷ, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trong tỉnh đối với huyện Mường Lát, nhằm đưa huyện Mường Lát vươn lên, đến năm 2030 phải thoát nghèo và không ngừng phát triển.

Trên cơ sở Nghị quyết số 11, Chương trình hành động của UBND tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 48-CTr/HU ngày 9-12-2022; đồng thời chỉ đạo UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát Triệu Minh Xiết tham dự Chương trình Bữa sáng biên giới - Ấm lòng bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát.

Sau 1 năm triển khai thực hiện nghị quyết, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh; cũng như sự chỉ đạo quyết liệt, thống nhất hành động từ huyện đến các xã, thị trấn và đến tận thôn, bản bước đầu đã có những kết quả nhất định.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Mường Lát được đầu tư, nâng cấp.

PV: Để Nghị quyết số 11 thực sự đi vào cuộc sống, trong thời gian tới huyện Mường Lát ưu tiên cho nhiệm vụ và giải pháp nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Triệu Minh Xiết: Ngoài 9 nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết số 11 đã nêu và 10 nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động số 48 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã đề cập, trong thời gian tới để Nghị quyết số 11 thực sự đi vào cuộc sống của người dân, huyện Mường Lát ưu tiên cho các nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một là, tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong huyện về nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 11 cũng như Chương trình hành động của UBND tỉnh và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện trong thực hiện Nghị quyết.

Hai là, tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực do mình phụ trách, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng địa phương, đơn vị, nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp một cách hiệu quả nhất. Trong đó, chương trình hành động phải lựa chọn những công việc trọng tâm, trọng điểm, sát với thực tế của địa phương và nhu cầu chính đáng của người dân.

Ba là, tăng cường công tác phối hợp, kết hợp trong việc thực hiện nghị quyết. Mỗi cấp, mỗi lĩnh vực, ngành nghề phải có hướng đi cụ thể sát với tình hình thực tế, từ đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung trong những năm tiếp theo.

Bốn là, tiến hành tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết theo năm, theo giai đoạn hướng đến mục tiêu phát triển KT-XH một cách vững chắc toàn diện để nâng cao đời sống Nhân dân, mặt bằng dân trí. Điều quan trọng là thực hiện thắng lợi và thành công Nghị quyết số 11, phấn đấu sớm đưa huyện Mường Lát thoát nghèo.

-----

Đánh giá thổ nhưỡng, nông hóa mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải, Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

PV: Xin đồng chí cho biết sự phối hợp giữa Viện Nông nghiệp Thanh Hóa và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng Đề án phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó bao gồm nội dung xây dựng Bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng huyện Mường Lát?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải: Ngày 21-8, Viện Nông nghiệp Thanh Hoá đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát tổ chức hội nghị công bố và bàn giao kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng - Nông hoá huyện Mường Lát. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để UBND huyện Mường Lát làm cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, KT-XH của huyện và giúp cho các cấp, ngành địa phương, tổ chức, đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cập nguồn tài liệu này để chủ động trong công tác tổ chức sản xuất của đơn vị mình đạt hiệu quả cao nhất.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa bàn giao hồ sơ, kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng - Nông hoá cho UBND huyện Mường Lát. Ảnh: Tiến Đông

PV: Xin đồng chí cho biết sự đồng hành của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa trong thời gian tới nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11, góp phần phát triển KT-XH huyện Mường Lát?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải: Kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, nông hoá và đánh giá phân hạng đất đai, cây trồng hiện có phân bố trên địa bàn huyện đã đánh giá được 16 loài và nhóm loài cây trồng lâm nghiệp tương đối phù hợp với từng khu vực tại 8 xã, thị trấn của huyện.

Trong thời gian tới Viện Nông nghiệp Thanh Hoá tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan, các chuyên gia thổ nhưỡng - nông hoá để tiếp tục đánh giá thích nghi cho nhóm cây ăn quả như đào, mận, mơ, quýt, cam, xoài, mít... phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, góp phần ổn định và nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng thời hoàn thiện và trình thẩm định phê duyệt đề án “Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

-----

Tăng cường củng cố QP-AN, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Thượng tá Cao Văn Long, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trung Lý.

PV: Xin đồng chí cho biết vai trò của Bộ đội Biên phòng (BP) tuyến Mường Lát nói chung, Đồn BP Trung Lý nói riêng trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 11?

Thượng tá Cao Văn Long: Huyện Mường Lát có 105,5km đường biên giới, tiếp giáp với 2 huyện Viêng Xay, Sốp Bâu (Hủa Phăn, Lào). Trên địa bàn của huyện có 5 đồn BP đứng chân. Riêng Đồn BP Trung Lý có nhiệm vụ quản lý 7,776km đường biên giới, 4 mốc giới (từ Mốc 313 đến Mốc 316), 1 xã biên giới (Trung Lý). Xã Trung Lý có 15 bản, trong đó có 11 bản người Mông, 4 bản người Thái. Thực hiện Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Đồn BP Trung Lý đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức quán triệt, tuyên truyền những nội dung cơ bản của Nghị quyết đến cán bộ, chiến sĩ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Lực lượng liên ngành gồm Công an huyện Mường Lát, Đồn Biên phòng Trung Lý, Ban chỉ huy Quân sự huyện Mường Lát thăm hỏi, làm việc với bà con bản Cánh Cộng (Trung Lý).

Sau 1 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết số 11 đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chỉ huy đơn vị cũng như cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn trong việc phát triển KT-XH, QP-AN, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và phát triển xã Trung Lý nói riêng, huyện Mường Lát nói chung. Đồn BP Trung Lý đang tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa vai trò của bộ đội BP trong tuyên truyền, giáo dục Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, củng cố QP-AN. Đơn vị tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo, triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG. Phối hợp với các lực lượng chức năng chủ động nắm tình hình, kịp thời giải quyết dứt điểm các vụ việc, vấn đề phát sinh, không để xảy ra điểm phức tạp, thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn biên giới. Đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là triệt xóa các đường dây, tụ điểm ma túy, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

-----

Phấn đấu đưa xã Mường Chanh về đích NTM vào năm 2025

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Chủ tịch UBND xã Mường Chanh Bùi Văn Nhân

PV: Xin đồng chí cho biết giải pháp trọng tâm trong thực hiện Nghị quyết số 11 gắn với xây dựng NTM ở xã Mường Chanh?

Đồng chí Bùi Văn Nhân: Để Nghị quyết số 11 đi vào cuộc sống, phấn đấu là xã đầu tiên của huyện Mường Lát về đích NTM vào năm 2025, Mường Chanh đã và đang tập trung vào các giải pháp, nhiệm vụ tập trung tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường, chủ động vươn lên mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

[Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo

Chủ tịch UBND xã Mường Chanh Bùi Văn Nhân thăm ruộng lúa nếp Cay Nọi ở bản Piềng Tặt.

Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo UBND xã Mường Chanh xây dựng kế hoạch, đề án phát triển rừng, sản xuất nông, lâm, thủy sản, đảm bảo an ninh lương thực; phát triển du lịch, thương mại... trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hình thành các vùng nguyên liệu, phục vụ cho chế biến và phát triển sản xuất hàng hóa, đi đôi với hỗ trợ các hộ nghèo vươn lên xóa đói, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình MTQG, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất lợi thế địa phương. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xây dựng cơ bản và tiến độ giải nhân vốn để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ngân sách trên địa bàn. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân; tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Kiều Huyền - Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo
    [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi ...

    Bước vào tuổi thứ 27, từ ngày thành lập huyện năm 1996 đến nay, Mường Lát vẫn luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương và của tỉnh. Tuy nhiên, là huyện biên giới nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa, sau nhiều năm nỗ lực, Mường Lát vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Đây cũng là lý do mà ngày 29-9-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ký ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết số 11).

  • [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo
    [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi ...

    Theo số liệu thống kê sơ bộ, có ít nhất 50% người dân trên địa bàn huyện Mường Lát có tư tưởng trông chờ ỷ lại. Đó là căn bệnh trầm kha và hệ quả để lại là tỉ lệ hộ nghèo chiếm 37,67%, gấp 17,1 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của tỉnh. Đặc biệt, t oàn huyện Mường Lát chưa có xã nào đạt tiêu chí số 11 (tiêu chí hộ nghèo). Làm sao để bốc đúng thuốc, trị đúng bệnh? Một phần của câu trả lời là: “Để đảm bảo cuộc sống bình ổn cho người dân, định hướng trước mắt cơ bản là trồng cây gì, nuôi con gì?”, ông Hoàng Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết.

  • [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi thượng nguồn sông Mã - Bài cuối: Sớm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 Mường Lát thoát khỏi huyện nghèo
    [Bài dự thi Giải Báo chí về Xây dựng Đảng năm 2023] Kỳ vọng đổi thay nơi ...

    Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cùng những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, Mường Lát đã và đang từng bước xây dựng những sản phẩm lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM).


Kiều Huyền - Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]