(Baothanhhoa.vn) - Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi” vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu chung mà nhiều hộ chăn nuôi ở thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) hướng đến. Để đạt được điều đó, những người nông dân ở đây đã, đang duy trì nhiều biện pháp tăng trưởng đàn vật nuôi theo hướng hữu cơ và tăng cường vệ sinh môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thị trấn Tân Phong phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP

Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi” vừa là quan điểm, vừa là mục tiêu chung mà nhiều hộ chăn nuôi ở thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) hướng đến. Để đạt được điều đó, những người nông dân ở đây đã, đang duy trì nhiều biện pháp tăng trưởng đàn vật nuôi theo hướng hữu cơ và tăng cường vệ sinh môi trường.

Thị trấn Tân Phong phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP

Chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thị trấn Tân Phong.

Trước đây, việc chăn nuôi lợn của các hộ dân trên địa bàn thị trấn Tân Phong chủ yếu được nuôi theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, việc chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nguồn giống không bảo đảm; con nuôi không được tiêm vắc-xin phòng bệnh, nên thường xuyên bị bệnh, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường thường xuyên bị ô nhiễm. Tuy nhiên, từ khi vùng chăn nuôi VietGAP (thuộc dự án Lifsap) được triển khai thực hiện, chăn nuôi của địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Đào Duy Hòa, ở thôn Phong Lương, với quy mô 500 con/lứa và 100 lợn nái đã được cấp chứng nhận VietGAP. Ông Hòa, cho biết: Trước đây, khi mới xây dựng trang trại, gia đình ông chưa biết cách áp dụng đầy đủ quy trình phòng, chống dịch bệnh nên tỷ lệ lợn giống bị chết ban đầu còn cao, tốc độ tăng trưởng của đàn vật nuôi chậm, hiệu quả chăn nuôi đạt thấp. Năm 2017, được sự tư vấn, hỗ trợ của Dự án “Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa” và Phòng Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi huyện Quảng Xương, gia đình ông bắt đầu áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Thời gian đầu áp dụng, cảm thấy rất gò bó, bởi những tiêu chuẩn, quy chuẩn, như: Quy trình tiêm vắc-xin, khử trùng tiêu độc chuồng trại; đánh số theo dõi đối với từng ô chuồng, từng lô lợn đưa vào nuôi; nhập, sử dụng thức ăn, thuốc thú y cũng phải ghi nhật ký. Song sau 1 thời gian thực hiện, ông đã thấy sự thay đổi tích cực so với cách nuôi theo phương thức cũ, đàn lợn sinh trưởng tốt, tỷ lệ lợn bị hao hụt thấp, lợi nhuận tăng khoảng 20% so với khi chưa áp dụng VietGAP.

Thực hiện mục tiêu “Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch, cạnh tranh thị trường, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi” đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của thị trấn Tân Phong phát triển. Một trong những giải pháp nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh và xử lý triệt để vệ sinh môi trường trong chăn nuôi mà thị trấn Tân Phong thực hiện đó là chăn nuôi tập trung, khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi trang trại để từng bước thay thế cho phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, địa phương đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư, vừa tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu mở rộng diện tích trang trại, vừa tiện cho việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kiểm soát được dịch bệnh... Bên cạnh đó, thị trấn cũng yêu cầu các hộ chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; 100% số hộ kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi cam kết không bán thuốc và thức ăn chứa chất cấm... Qua đó, đã giúp nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để hạn chế dịch bệnh, nâng cao giá trị kinh tế. Từ hiệu quả thiết thực mang lại, nên vùng chăn nuôi VietGAP ngày càng được mở rộng, từ 25 hộ tham gia ban đầu, đến nay thị trấn đã có hơn 300 hộ tham gia, chiếm 80% số hộ chăn nuôi trên địa bàn. Các sản phẩm chăn nuôi của thị trấn Tân Phong có mặt tại nhiều cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói, việc phát triển chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP tại thị trấn Tân Phong đã và đang mở ra hướng đi trong phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng bền vững.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]