(Baothanhhoa.vn) - Dự buổi truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn” tại chợ thị xã Bỉm Sơn để nâng cao nhận thức và hành động cho hội viên phụ nữ và các tiểu thương tại chợ, các chợ lân cận, người dân địa phương, chúng tôi chứng kiến không khí hồ hởi và sự nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi hiểu biết của bà con.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phụ nữ nói không với thực phẩm bẩn

Dự buổi truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn” tại chợ thị xã Bỉm Sơn để nâng cao nhận thức và hành động cho hội viên phụ nữ và các tiểu thương tại chợ, các chợ lân cận, người dân địa phương, chúng tôi chứng kiến không khí hồ hởi và sự nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi hiểu biết của bà con.

Ảnh minh họa.

Nhiều hội viên không e ngại đã mạnh dạn thể hiện sự hiểu biết sáng suốt của mình trong việc lựa chọn sản phẩm để dùng. Chị Nguyễn Thị Cảnh, tiểu thương chợ Bỉm Sơn đã khuấy động không khí truyền thông tại chợ khi trả lời khá suôn sẻ 10 nguyên tắc vàng trong việc chế biến sản phẩm an toàn; chị Đặng Thị Yên, chi hội phố 2, phường Ba Đình trả lời chính xác quyền của người tiêu dùng và được ban tổ chức trao quà. Buổi truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn” diễn ra khá sôi động với các tiểu phẩm dí dỏm, phát tờ rơi, trả lời câu hỏi... bổ ích cho rất nhiều hội viên, phụ nữ, tiểu thương và những người tiêu dùng về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Ai nấy đều thấy được vai trò, trách nhiệm của mình cùng chung tay tham gia bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ sức khỏe cho chính mình, gia đình và cộng đồng.

Chiếm hơn 50% dân số, phụ nữ tham gia vào tất cả quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, hàng hóa, nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với phụ nữ nói riêng và cộng đồng nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức, hành động thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ Thanh Hóa thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”.

Năm 2017, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo xây dựng điểm một số mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” gắn với phát triển các mô hình sản xuất an toàn. Đến nay các cấp hội phụ nữ đã thành lập, nhân rộng được 168 chi hội, với sự tham gia của 100% phụ nữ tại các chi hội. Năm 2018, Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo nhân rộng và nâng cao chất lượng mô hình và xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm sạch, an toàn, đồng thời tổ chức 3 điểm truyền thông “Phiên chợ nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ trung tâm thị xã Bỉm Sơn, TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn, nhằm thu hút đông đảo tiểu thương, hội viên và người dân tham gia.

Tìm hiểu công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đầu mối rau quả, thực phẩm Đông Hương, TP Thanh Hóa, chúng tôi được biết: Chợ có khoảng 600 hộ tham gia kinh doanh, trong đó hầu hết là phụ nữ. Ban quản lý chợ cũng đã thành lập hội phụ nữ thuộc Hội LHPN TP Thanh Hóa với 6 chi hội ở các ngành hàng khác nhau như hoa quả; rau củ; thực phẩm... Xác định đây là nơi cung cấp khối lượng lớn rau củ quả cho nhiều địa phương trong tỉnh, vấn đề thực phẩm liên quan đến sức khỏe của số đông người dân nên công tác tuyên truyền, quản lý hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được ban quản lý chợ và hội phụ nữ thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động chị em, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện tố giác những tiểu thương không cam kết thực hiện kinh doanh sản phẩm bảo đảm chất lượng. Chị Ngô Thị Thu, chủ tịch hội phụ nữ chợ Đầu mối rau quả, thực phẩm Đông Hương, cho biết: Ngoài công tác hội chúng tôi thường xuống các quầy bán hàng gặp các chị nhắc nhở, giao chị em trong ban chấp hành phối hợp với ban quản lý chợ, lãnh đạo công ty thường xuyên giám sát hàng nhập vào nên cũng kiểm soát được hàng hóa, sản phẩm, bảo đảm chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Để góp phần xây dựng thương hiệu thành phố du lịch biển Sầm Sơn, Hội LHPN TP Sầm Sơn đã chỉ đạo hội LHPN cơ sở tổ chức ký cam kết đến từng hộ dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở hội viên trong các buổi sinh hoạt chi hội. Đây cũng là tiêu chí thi đua của các chi hội trong thực hiện phong trào chung nhằm góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức trong kinh doanh các sản phẩm phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố.

Nỗ lực của các cấp hội phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển biến hành vi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn là nỗi ám ảnh và là mối quan tâm của toàn xã hội khi nhiều thủ đoạn tinh vi, tàn nhẫn vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được các cơ quan chức năng phát hiện. Với vai trò là lực lượng chính tham gia trực tiếp sản xuất, mua, bán và quyết định lựa chọn nguồn thực phẩm trong mỗi bữa ăn gia đình, chị em hãy là hạt nhân tích cực vận động xã hội thực hiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, đồng thời là chủ thể tiên phong tham gia giải quyết vấn đề thay đổi nhận thức và hành vi trong thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. “Vì sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế hãy tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.


Trang Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]