(Baothanhhoa.vn) - Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, là chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ 15-4 – 15-5) là điểm nhấn quan trọng trong công tác bảo đảm ATTP. Qua đó nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng ATTP; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là quản lý thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019

Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, là chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) được triển khai trên địa bàn tỉnh (từ 15-4 – 15-5) là điểm nhấn quan trọng trong công tác bảo đảm ATTP. Qua đó nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng ATTP; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là quản lý thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống nhân dân.

Nhiều hoạt động thiết thực trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019

Đoàn liên ngành an toàn thực phẩm số 2 kiểm tra tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Voude Việt Nam (phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn).

Để triển khai hiệu quả tháng hành động, Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh đã ban hành các kế hoạch và hướng dẫn triển khai; đồng thời đã tổ chức lễ phát động quy mô cấp tỉnh tại TP Sầm Sơn, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP; kiên quyết xử lý các cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đối với công tác đảm bảo ATTP; chú trọng đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với công tác bảo đảm ATTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm ATTP; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa và các đoàn thể tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương tuyên truyền, vận động, đào tạo, tập huấn cho cán bộ, đoàn viên, giám sát về ATTP trên địa bàn làm việc và sinh sống. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm an toàn, thương hiệu, chất lượng đối với các sản phẩm lưu hành trên thị trường. 27/27 huyện, thị xã, thành phố tổ chức lễ phát động và giám sát các hoạt động triển khai tháng hành động.

Tại huyện Đông Sơn, hiện có 1.246 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó có 236 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Hưởng ứng tháng hành động, huyện tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền các vấn đề liên quan đến bảo đảm vệ sinh ATTP; tổ chức 16 hội nghị triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2019 với 990 người tham gia, 516 lượt phát thanh trên hệ thống truyền thanh của toàn huyện, treo 35 băng zôn trên các trục đường đông người qua lại trên địa bàn các xã, thị trấn; phối hợp với Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh tổ chức 3 lớp tập huấn cho 128 học viên trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, huyện đã thành lập 17 đoàn kiểm tra (cấp huyện 2 đoàn, cấp xã 15 đoàn) tiến hành kiểm tra tại 634 cơ sở, xử phạt 4 cơ sở với số tiền là 8.750.000 đồng; đoàn liên ngành của huyện đã tiến hành test 229 mẫu test nhanh ATTP, cụ thể: Kiểm tra độ sạch bát đĩa (90 mẫu), kiểm tra nước sôi (7 mẫu), kiểm tra methadol (27 mẫu), kiểm tra hàn the (41 mẫu), kiểm tra a xít trong giấm ăn (13 mẫu), dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả (20 mẫu), độ khét dầu mỡ (22 mẫu), foocmon (6 mẫu) phẩm mầu (3 mẫu)... không phát hiện mẫu nào vi phạm, không xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Công Thương Thanh Hóa tổ chức “Phiên chợ truyền thông nói không với thực phẩm bẩn” tại các chợ: Đông Thành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa), thị trấn Bút Sơn (Hoằng Hóa), thị trấn Quảng Xương (Quảng Xương), Cột Đỏ (TP Sầm Sơn) và chợ Còng (Tĩnh Gia). Hoạt động thu hút hàng trăm cán bộ, hội viên, phụ nữ, nữ tiểu thương tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tiểu thương trong thực hiện tốt công tác bảo đảm ATTP.

Ngành y tế đã in ấn 165 băng zôn truyền thông cấp phát cho 27 huyện/thị xã/thành phố; cấp phát hơn 1.000 tờ gấp, 165 băng zôn đăng tải các thông điệp truyền thông về ATTP phù hợp với chủ đề Tháng hành động vì ATTP cho hệ thống tuyến và các cơ sở thực phẩm; ban hành kế hoạch phân công cán bộ trực xử lý, báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm; thành lập 4 đoàn kiểm tra chuyên ngành (2 đoàn kiểm tra đột xuất và 2 đoàn kiểm tra theo kế hoạch) ATTP, tiến hành kiểm tra 40 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá dùng liền, nước uống đóng chai thuộc phân cấp quản lý trên địa bàn tỉnh..., xử lý vi phạm 5 cơ sở, với số tiền là 11 triệu đồng.

Trao đổi với ông Hà Văn Giáp, Phó Chánh Văn phòng Điều phối vệ sinh ATTP Thanh Hóa được biết: Tháng hành động là đợt cao điểm để các cơ quan quản lý Nhà nước trong tỉnh đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) thực phẩm; nêu cao vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước, công tác hậu kiểm, giám sát tại các cơ sở có nhiều nguy cơ, giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm kém chất lượng, đặc biệt hướng dẫn sử dụng phần mềm kết nối cung cầu hàng hóa... Các địa phương trong toàn tỉnh đã đồng loạt triển khai, tạo thành chiến dịch truyền thông trong tháng hành động. Tỉnh đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành, với các lực lượng chủ yếu là y tế, nông nghiệp, công thương tiến hành kiểm tra 50 cơ sở có hoạt động SXKD thực phẩm tại 13 huyện/thị xã/thành phố, đã xử lý 4 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 30 triệu đồng. Trong đó đoàn kiểm tra do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì xử lý 3 cơ sở, tổng số tiền xử lý là 22 triệu đồng; đoàn do Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản chủ trì kiểm tra, xử lý 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm về chế độ kiểm thực 3 bước, phạt tiền, nộp ngân sách Nhà nước 8 triệu đồng...

Các cấp, ngành và các địa phương đã nghiêm túc triển khai nội dung, mục tiêu của tháng hành động. Trong đó, thực hiện tốt chiến dịch truyền thông hướng đến đối tượng là các tổ chức, cá nhân SXKD thực phẩm; chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Các hoạt động truyền thông bao gồm: Tập huấn, hội thảo, nói chuyện, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng... Nội dung tập trung phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, dụng cụ chế biến, kinh doanh thực phẩm; các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, hệ thống pháp lý cho các tổ chức, cá nhân SXKD thực phẩm, qua đó, nâng cao trách nhiệm trong sử dụng nguyên liệu, chất phụ gia thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng theo quy định... Đối với người tiêu dùng, tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ, đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm ATTP; hướng dẫn cách mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn; xây dựng thói quen nhận biết; từ chối các cơ sở SXKD thực phẩm không an toàn.

Qua Tháng hành động vì ATTP năm 2019 cho thấy, các cấp ủy, chính quyền đã chú trọng triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, thông tin giáo dục về ATTP cho các đối tượng; đặc biệt là đối với những người SXKD, chế biến thực phẩm. Kiểm soát chất lượng ATTP trong chuỗi cung cấp thực phẩm trên địa bàn tỉnh, phát huy hiệu quả, chủ động trong bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đảm bảo ATTP năm 2019 trên địa bàn.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]