(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Kế hoạch số 387/KH-BCĐTƯATTP ngày 10-3-2020 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2020, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP với chủ đề: “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Giáp, Phó chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm

Thực hiện Kế hoạch số 387/KH-BCĐTƯATTP ngày 10-3-2020 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2020, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP với chủ đề: “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Giáp, Phó chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP tỉnh.

Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm

Lực lượng chức năng huyện Hoằng Hóa kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Khách sạn Ánh Phương.

Phóng viên: Thời gian qua, công tác bảo đảm ATTP tại Thanh Hóa đã huy động được sự vào cuộc của các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị và Nhân dân với nhiều giải pháp được triển khai nhằm bảo đảm ATTP trên địa bàn, góp phần đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bền vững cho xã hội. Xin ông nói rõ thêm về điều này.

Ông Hà Văn Giáp: Xác định vệ sinh ATTP là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của Nhân dân. Vì vậy, thời gian qua công tác bảo đảm vệ sinh ATTP luôn được sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh đã ban hành nhiều văn bản về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. Các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hành động về bảo đảm ATTP theo lĩnh vực địa bàn được phân công quản lý; tạo sự thống nhất cao trong hành động, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì vậy, nhận thức, kiến thức, trách nhiệm về công tác bảo đảm ATTP của cán bộ, đảng viên, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm được nâng lên; trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP của các cấp, các ngành được phân định rõ ràng. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn được hình thành và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong tỉnh. Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang khảo sát, đánh giá, lựa chọn các đơn vị đáp ứng yêu cầu để triển khai xây dựng 3 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, gồm: 1 chuỗi rau quả, 1 chuỗi thịt gia súc, gia cầm và 1 chuỗi thủy sản. Sở Công Thương đang khảo sát, đánh giá tại các chợ: Giắt (huyện Triệu Sơn), Chuối (huyện Nông Cống), Còng (huyện Tĩnh Gia), Lèn (huyện Hà Trung) để triển khai xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định tại TCVN 11856:2017. Sở Y tế đã tổ chức xây dựng, hướng dẫn, thẩm tra và tổ chức công nhận 8/27 bếp ăn tập thể bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý (đạt 30% kế hoạch). UBND cấp huyện đang chỉ đạo xây dựng 218/229 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; sản lượng thực phẩm trên tiêu dùng chủ yếu thông qua các chuỗi ước đạt 57.995/443.355 tấn; 235/251 cơ sở giết mổ đáp ứng quy định về ATTP; 201/221 chợ kinh doanh thực phẩm, đã có 23 chợ được đánh giá, công nhận hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017; 106/98 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, trong đó có 8 cửa hàng đã hoàn thành xây dựng; 72/63 bếp ăn tập thể đáp ứng quy định về ATTP. Toàn tỉnh đang triển khai xây dựng 295/296 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí ATTP, trong đó có 60 xã đạt 4/4 tiêu chí; 118 xã đạt 3/4 tiêu chí; 78 xã đạt 2/4 tiêu chí và 39 xã đạt 1/4 tiêu chí.

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành và xử lý vi phạm về ATTP đã phát huy hiệu quả, hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thực hiện; tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được ngăn chặn; việc xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm sản xuất nhỏ lẻ đạt được kết quả bước đầu. Hoạt động giám sát, phòng chống ngộ độc thực phẩm đạt được nhiều kết quả tích cực...

Phóng viên: Tuy nhiên, qua kiểm tra cũng cho thấy những thách thức đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh hiện nay là không nhỏ?

Ông Hà Văn Giáp: Là địa phương có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lớn, có nhiều cơ sở quy mô nhỏ lẻ, cá thể, hộ gia đình. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ chuyên trách vệ sinh ATTP các tuyến còn thiếu, trình độ năng lực hạn chế. Vẫn còn những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện vệ sinh ATTP. Nguy cơ không bảo đảm ATTP đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học vẫn còn ở mức cao, hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; một số bộ phận người tiêu dùng thiếu kiến thức về vệ sinh ATTP, dẫn đến còn sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn... Đây là những khó khăn, thách thức rất lớn đối với công tác kiểm soát việc thực hiện các quy định về vệ sinh ATTP trên địa bàn. Năm 2019, các sở, ngành chức năng đã thanh tra, kiểm tra hơn 1.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về ATTP 957 cơ sở, với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng. UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra hơn 22.000 cơ sở, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 586 cơ sở, với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng; buộc tiêu hủy nhiều loại thực phẩm không đảm bảo an toàn. Thực hiện Kế hoạch kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa lễ hội xuân năm 2020, Trưởng Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh đã thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, tiến hành kiểm tra 57 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố; phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 11 cơ sở với số tiền 76,5 triệu đồng. Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra đột xuất đối với 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện và xử phạt 3 cơ sở với số tiền 18 triệu đồng; phát hiện và xử lý 5 trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 12,5 triệu đồng. Cục Quản lý thị trường tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống thực phẩm giả, kém chất lượng, không bảo đảm ATTP trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; đã kiểm tra, xử lý 202 vụ vi phạm về ATTP, xử phạt nộp ngân sách Nhà nước 321 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy gần 1,3 tấn thịt gia súc và thực phẩm các loại, 12 chai rượu ngoại với tổng giá trị 65 triệu đồng... UBND các huyện, thị xã, thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP, tiến hành kiểm tra 9.243 cơ sở, phát hiện 424 cơ sở vi phạm (chiếm 4,6%), xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 770 triệu đồng...

Phóng viên: Trước thực trạng này, xin ông cho biết những giải pháp cụ thể để triển khai tốt công tác bảo đảm vệ sinh ATTP, nhất là trong Tháng hành động vì ATTP?

Ông Hà Văn Giáp: Để tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP, Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh ATTP tỉnh tổ chức triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2020 với chủ đề “Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm” với mục tiêu tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến ATTP; đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi pháp luật về ATTP. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại các địa phương trọng điểm, có đường biên giới, cửa khẩu; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm. Tháng hành động sẽ tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn. Tại cấp tỉnh, thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm theo danh sách đã được phê duyệt. Tại cấp huyện, thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm trên địa bàn quản lý theo kế hoạch kiểm tra liên ngành ATTP trên địa bàn huyện đã được ban hành, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của các đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh; chỉ đạo cấp xã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định... để xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Tô Hà (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]