Liên cầu lợn là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền từ động vật (mà chủ yếu là lợn) sang người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Liên cầu lợn - bệnh không thể coi thường

Liên cầu lợn là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền từ động vật (mà chủ yếu là lợn) sang người.

Bệnh này chủ yếu lây qua việc tiếp xúc với máu, chất thải hay khi ăn những sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín, nhất là ăn tiết canh. Hiện bệnh đang có chiều hướng gia tăng và mặc dù cơ quan chức năng đã cảnh báo nhiều về bệnh liên cầu lợn, nhưng không ít người dân vẫn chủ quan.

Qua khảo sát của chúng tôi, tại một số chợ trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng người kinh doanh buôn bán thịt lợn không có các thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng, khẩu trang. Điều đáng lo ngại hơn, món tiết canh lòng lợn vẫn là món khoái khẩu trên bàn ăn của nhiều thực khách từ thành thị đến nông thôn.

Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng anh Mã Văn Diễn ở thôn 2, xã Nga Thạch (Nga Sơn) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết của người bạn Trần Văn Phi, ở xã Nga An, bị nhiễm bệnh liên cầu lợn. Anh Diễn cho biết, trước đó chúng tôi đi liên hoan kỷ niệm hội lính, tôi và anh Phi ngồi cùng bàn và có ăn món tiết canh dê, đến khi hay tin bạn mất vì nhiễm liên cầu lợn tôi vô cùng bàng hoàng, thương tiếc bạn và cũng lo lắng cho bản thân vì chúng tôi cùng ăn chung một bát tiết canh. Còn vợ của bệnh nhân Nguyễn Đình Nhàn, xã Ba Đình cho biết: Ngày 5-3, chồng chị đi liên hoan kỷ niệm hội lính có ăn tiết canh dê, sau 5 ngày thấy chồng sốt cao, đau đầu, đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nga Sơn điều trị nhưng không đỡ phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh, được chẩn đoán nhiễm liên cầu lợn. Tại đây, chồng tôi đã được các bác sĩ điều trị tích cực, sức khỏe đã ổn định nhưng bị điếc hoàn toàn do ảnh hưởng biến chứng của bệnh.

Nói về tác hại từ căn bệnh nguy hiểm này, bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm và vắc-xin sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn liên cầu lợn có tên Streptococcus suis - là bệnh rất phổ biến ở lợn với những triệu trứng viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm khớp. Người bị mắc bệnh viêm màng não mủ do liên cầu lợn thường có triệu trứng như: Sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy. Nhiều trường hợp liên cầu lợn vào máu thường có dấu hiệu xuất huyết từng đám trên bề mặt da, tím tái môi, da toàn thân tím và đen lại. Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân bị sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê sâu và tử vong. Tuy nhiên, nếu người bệnh được cấp cứu và điều trị kịp thời, tích cực trong khoảng thời gian từ 2-3 tuần, sẽ thoát khỏi lưỡi hái của tử thần song vẫn để lại di chứng đáng tiếc như điếc tai, viêm mủ nội nhãn, hoại tử chân, tay.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trong năm 2016 toàn tỉnh ghi nhận 10 ca nhiễm liên cầu lợn ở người; 3 tháng đầu năm 2017 ghi nhận 3 ca, trong đó có 2 ca dương tính (1 ca đã tử vong). Để chủ động phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người, ngành y tế khuyến cáo người dân không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định; khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

.Bài và ảnh: Tô Hà


admin

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]